Tuần lễ thời trang có bề ngoài rất hào nhoáng, bóng bẩy. Tuy nhiên thế giới đằng sau nó mà không phải ai cũng được chứng kiến lại có đầy những bí ẩn và vô số điều phiền toái, từ chuyện đỏng đảnh của các người mẫu cho tới trang phục nguy hiểm mà họ phải mặc lên sàn catwalk.
Nh́n từ bên ngoài, ngành công nghiệp thời trang và sản phẩm của nó, các tuần lễ thời trang giống hệt như một bữa tiệc lớn đầy màu sắc, một thiên đường của những trang phục tuyệt vời và những con người xinh đẹp. Tuy nhiên những bữa tiệc hạng A đó lại che giấu một sự thực, đó là những ngày dài đầy căng thẳng với hàng núi công việc phức tạp để đổi lấy 10 phút tŕnh diễn trên sân khấu. Một nhà thiết kế đă chia sẻ với tác giả Danielle Contray của trang New York: “Tuần lễ trời trang kém gợi cảm hơn nhiều so với những ǵ mà bạn nghĩ”.
Hậu trường show diễn thời trang
4 tháng để đổi lấy 10 phút tỏa sáng
Định kỳ cứ mỗi năm 2 lần, các nhà thiết kế lại giới thiệu bộ sưu tập mùa tới đến khách hàng, biên tập viên thời trang hay chỉ đơn giản là công chúng hiếu kỳ. Để một show diễn được ra đời cần rất nhiều sức người, sức của và chất xám. Có rất nhiều công đoạn chuẩn bị, từ quan trọng như việc lên trang phục cho tới công việc thiên h́nh thức hơn như là thiết kế hệ thống đèn điện trên sàn diễn… Trong ṿng 4 tháng, các nhà thiết kế và ekip của ḿnh phải làm việc quên mệt mỏi và tính toán mọi rủi ro để sản xuất một show thời trang suôn sẻ.
“Chúng tôi bắt đầu làm việc từ lúc 9 giờ sáng và chỉ về nhà khi đă 9 giờ tối. Trong suốt 1 tháng trước khi show diễn bắt đầu, hầu như chúng tôi làm việc kín tuần, không có ngày nghỉ. Kể cả vào ngày Quốc tế lao động, nhà tạo mẫu, chuyên viên thiết kế họa tiết, thợ may vẫn miệt mài làm việc. Tất nhiên cũng chẳng có các kỳ nghỉ luôn.” – Một nhà thiết kế có show diễn thuộc tuần lễ New York tiết lộ với trang NewYork.
Người mẫu chờ tới lượt trang điểm
Mặc dù việc chuẩn bị diễn ra trong một thời gian dài tuy nhiên các nhà tạo mẫu vẫn thường phải than phiền về thời gian quá gấp rút. Mọi công việc đều chỉ kịp hoàn thành ở những giây cuối cùng. Các bộ sưu tập thời trang ứng dụng Ready to wear là những thứ đốt nhiều năng lượng nhất. Đại thụ làng thiết kế Jean Paul Gaultier thậm chí đă phải dừng việc làm các bộ sưu tập Ready to wear bởi chúng ngốn hết sạch thời gian trong năm, đầy căng thẳng và vất vả. Chỉ khi rời bỏ việc sản xuất bộ sưu tập “mặc sẵn” mỗi năm 2 lần th́ Jean Paul Gaultier mới có đủ thời gian dành cho đam mê lớn nhất của ông, đó là các tuyệt phẩm Haute Couture xa xỉ.
Điều điên rồ sau sàn diễn
Những ǵ diễn ra trên sàn diễn thực sự không thể đoán định trước được bởi mọi thứ thường có sự thay đổi vào phút chót. Những nhân viên làm việc trong ngành thời trang là những người có khả năng xử lư t́nh huống và thích nghi bậc nhất trong các ngành nghề.
“Chúng tôi sẽ không thể hoàn thành nếu như giám đốc sáng tạo thay đổi quyết định của anh ta vào phút chót. Kể cả khi đồng hồ điểm tới những giây cuối, điều điên rồ vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều khi các thợ may vẫn phải hoạt động hết công suất ngay trước thời khắc “lên sàn”. - Một nhân viên hậu trường tiết lộ.
Một điều khiến những trợ lư gần như phát khùng đó là trang phục thường xuyên không vừa với số đo của người mẫu. Thời gian casting thường sát nút, một số trường hợp người mẫu tưởng chừng được chọn lại bị loại v́ không t́m được thiết kế vừa vặn c̣n lại đại đa số đều mặc đồ với hàng tá đinh ghim và băng dính bên trong. Khán giả có thể thấy người mẫu tŕnh diễn tự tin trên sàn catwalk nhưng lại không thể biết được nỗi sợ hăi các món đồ bị rớt ra khỏi người của họ.
Mọi công đoạn chuẩn bị đều có thể đổi vào giờ G
Bạn thường nghe kể vài chuyện người mẫu bẩn tính, cạnh tranh kém lành mạnh và những tṛ chơi khăm xấu tính sau cánh gà. Điều này là sự thật. Những người mẫu thường nói xấu nhau, cô diễn ít show nói xấu cô nhiều show, thậm chí thứ tự tŕnh diễn cũng là chủ đề để họ kèn cựa lẫn nhau. Những người mẫu châu Á và mẫu da màu là những đối tượng dễ bị kỳ thị, nhất là khi họ không có tên tuổi trên bản đồ làng chân dài.
Nhiều nhà thiết kế c̣n than phiền về việc nhiều người mẫu thường đến trễ giờ, gây ra vô số những phiền toái.
“Chúng tôi biết rằng người mẫu rất bận vào các tuần lễ thời trang. Tuy nhiên người mẫu lại chẳng nghĩ cho chúng tôi, họ hay đến muộn lắm. À thậm chí họ c̣n chẳng đến để đo đồ cơ.” – Một nhà tạo mẫu phàn nàn.
Ngay cả người mẫu nổi tiếng cũng không tránh khỏi chuyện trễ giờ. Siêu mẫu Miranda Kerr từng bị Louis Vuitton không cho phép tŕnh diễn bởi đến muộn giờ tập kết.
1 show thời trang lung linh, hoàn hảo
Nhà thiết kế c̣n tố các chân dài thường uống quá nhiều rượu trươc giờ “lên sàn” khiến công việc bị ảnh hưởng. Ngoài ra họ c̣n biếng ăn. Tại các show diễn hay tại các buổi chụp h́nh, nhăn hàng chuẩn bị đồ ăn để ekip nạp năng lượng. Ai cũng ăn trừ người mẫu. Họ sợ tăng cân, lo rằng ḿnh sẽ béo v́ ăn 1 mẩu bánh ḿ.
Một tâm lư rất thường thấy của người mẫu là họ cảm thấy họ béo ú dù thực chất họ rất gày. Mặc dù báo chí ra rả những thông tin về việc nên hạn chế người mẫu gầy g̣ nhưng vấn đề này rất khó thực hiện. Bởi một lẽ, đa số người mẫu, nhà thiết kế và các thương hiệu luôn có một ư niệm bất di bất dịch đó là người mẫu không phải đối tượng tập trung sự chú ư mà là quần áo. Và bộ ngực nảy nở trên sàn diễn đi ngược lại điều đó.
Mối nguy hiểm trên sàn diễn
Người mẫu phải đối phó với mối nguy hiểm đến từ những đôi giày kỳ dị, cao chọc trời. Có quá nhiều mối lo. Trong khi các trợ lư túm tụm khâu vá và đính ghim, dán băng dính đễ giữ quần áo cho chắc chắn th́ người mẫu tập đứng lảo đảo trên đôi giày 20 phân, ngay ngáy lo sẽ trượt ngă.
“Một cô gái bước ra sàn diễn, 10 giây sau chúng tôi nghe thấy tiếng huỵch, tiếp đó là tiếng thở hổn hển và khán giả th́ nháo nhào. Sau đó là im lặng toàn phần. Kể cả dàn nhạc sống cùng ngừng chơi, hai nhịp tim trôi qua, người mẫu đau điếng vẫn cố gượng dậy và tiếp tục diễn, nhạc lại nổi lên, khán giả rần rần vỗ tay” – Một nhân viên hậu trường chia sẻ chuyện thường xảy ra trong các tuần lễ thời trang.
Và một người mẫu trẻ bị ngă trên sàn diễn th́ cũng đồng nghĩa với việc sự nghiệp cô nàng đứng bên bờ vực thẳm. Nhiều chân dài đă phải t́m cách hạn chế tối đa sự cố “vồ ếch” bằng cách mài đế giày và ních chân vào giày có kích cỡ bé để trụ vững trên sàn catwalk.
"Vồ ếch" trên sàn catwalk
Những điều bạn chưa biết
Nghành công nghiệp thời trang tạo ra nhiều món hàng đắt giá nhưng lại chi trả mức lương nhân viên không hề cao. Khi bạn từ bên ngoài vào, một cách hời hợt, bạn sẽ thấy các nhân viên làm việc trong ngành thời trang ăn vận rất chải chuốt và có vẻ như họ kiếm chác rất khá. Thực chất, khi diễn ra các tuần lễ thời trang, đại đa số nhăn hàng đều muốn nhân viên của họ trông đồng bộ, chuyên nghiệp và “sang chảnh”. V́ thế họ cho nhân viên mượn những trang phục trị giá cả ngàn đô la. Các nhân viên hậu trường gọi đó là “khoảnh khắc cô bé Lọ Lem”. Thường những bộ đồ giá trị này phải được trả lại cho hăng ngay sau khi show diễn kết thúc. Nếu có một bữa tiệc mừng sau sự kiện th́ bạn có thể hoăn lại một ngày.
Các show diễn thời trang thường có mánh để đột nhập vào dù có bảo vệ và yêu cầu vé mời. Nhân viên của một hăng thời trang cho biết cô lọt được vào show diễn của một hăng khác mà không cần vé mời bằng cách lẻn vào cửa thông tới khu hậu trường, cười mỉm và chào nhân viên ở đó một cách duyên dáng.
Để có được 10 phút tŕnh diễn là 4 tháng vất vả, mệt nhoài
Luôn có những chương tŕnh tiệc tùng thâu đêm suốt sáng sau khi show diễn kết thúc. Ekip cần phải được xả hơi sau 4 tháng ṛng vất vả. Tiệc tùng nối tiếp tiệc tùng.
“Chúng tôi đều bị stress trước khi show diễn bắt đầu nhưng sự căng thẳng đó mất đi ngay khi show diễn kết thúc. Tôi chỉ muốn trèo lên giường sớm, tự nấu ăn và ăn lành mạnh trong yên b́nh, không lao động, có ngày nghỉ cuối tuần” – Một nhà thiết kế chia sẻ. Tuy nhiên sau chỉ vài hôm nghỉ ngơi, 4 tháng lao động vất vả tiếp theo lại được lên kế hoạch để bắt đầu.