Trong khi Tập Cận Bình trình bày sôi nổi "sùi cả bọt mép" thì thái độ của ông Putin lại hờ hững trong hội đàm song phương. Điều này khiến Tập Cận Bình tức sôi ruột. Giới truyền thông quốc tế không khỏi cảm thấy bất ngờ. Đây là dấu hiệu mới về quan hệ Trung - Nga đây.
Nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS lần thứ 7 và Hội đồng nguyên thủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 15 tại Ufa, Cộng hoà Bashkortostan, Nga.
Trang Đa Chiều chỉ ra, hội nghị thượng đỉnh "kép" lần này là cuộc hội ngộ thứ 12 giữa ông Tập và ông Putin, kể từ sau Đại hội đảng khóa XVIII của Trung Quốc năm 2012.
Sau lần xuất hiện "rầm rộ" của Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga hôm 9/5, truyền thông cho rằng 2 nhà lãnh đạo Nga-Trung sẽ thể hiện "sự đồng điệu cao độ" tại Ufa. Nhưng thực tế dường như không được như vậy.
Đa Chiều đánh giá, thái độ của Nga và Trung Quốc tại Ufa có sự "lệch pha" không nhỏ.
Trang này phân tích, bài phát biểu của ông Tập tại cuộc hội đàm với ông Putin hôm 8/7 gồm 3 tầng ý nghĩa khá rõ ràng: Quan điểm của Trung Quốc; Nga-Trung nên làm gì; Trung Quốc hy vọng khối BRICS có thể đạt được gì.
Về phía Nga, Tổng thống Putin chủ yếu nhấn mạnh phát triển sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
Theo ông Putin, mối quan hệ kinh tế, thương mại Nga-Trung ngày càng trở nên quan trọng với nhiều lĩnh vực hợp tác đang phát triển ổn định.
Ông cũng đánh giá Nga-Trung có thể triển khai tiếp xúc mật thiết hơn trong khuôn khổ SCO và BRICS, nhằm phát huy vai trò mạnh hơn ở những vấn đề mà các quốc gia thành viên cùng quan tâm.
Putin "phớt lờ" Tập Cận Bình, Nga-Trung không còn đồng điệu?
Đa Chiều bình luận, các phát biểu của ông chủ Điện Kremlin chỉ nhằm vào các vấn đề xoay quanh quan hệ Nga-Trung Quốc. Trong khi đó, Putin đã "phớt lờ" hàng loạt kêu gọi cũng như thái độ của ông Tập Cận Bình.
Chi tiết rõ ràng nhất là, Tổng thống Nga đã không hề nhắc tới việc ông Tập tham dự lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ hồi tháng 5, đồng thời không hưởng ứng ý kiến "gửi tới thế giới lời kêu gọi bảo vệ thành quả Thế chiến II và chính nghĩa quốc tế".
Thông tin mới đây từ cả Bắc Kinh và Moscow đã xác nhận ông Putin sẽ tham dự lễ duyệt binh của Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3/9 tới.
Đa Chiều cho rằng, nếu xem việc Tập Cận Bình tới Nga tháng 5 là hành động "giúp đỡ" Moscow, thì Tổng thống Putin tới Bắc Kinh có thể xem như "đáp lễ".
Vì vậy, sự hờ hững của Putin khi ông Tập nhắc tới vấn đề kỷ niệm thắng lợi Thế chiến II tại cuộc hội đàm song phương là biểu hiện "rất không bình thường".
Một vấn đề khác mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập ở hội đàm song phương là việc chống lại chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, ông Putin cũng không phản hồi trực tiếp, mà chỉ nói "Nga-Trung sẽ phát huy vai trò tích cực hơn ở các vấn đề quan tâm chung".
Điều khiến Bắc Kinh "hụt hẫng" là, trong khi "mối quan tâm chung" của ông Tập gồm lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến II, kinh tế thương mại, chống khủng bố, biển đổi khí hậu và an ninh mạng, thì Tổng thống Nga chỉ "xoáy" vào vấn đề kinh tế, tài chính.
Nói cách khác, ông Putin quan tâm đúng nghĩa các vấn đề trong khuôn khổ một cuộc hội đàm song phương, chứ không "mênh mông" như những gì Bắc Kinh đang mơ tưởng.
Thái độ này của Tổng thống Nga không khó hiểu, bởi Moscow vẫn là "đối tượng số 1" của cơn bão trừng phạt đến từ phương Tây, còn Trung Quốc thì đang tham vọng "vươn vòi" và có tiếng nói lớn hơn ở quốc tế.
Có thể nói, nhiều vấn đề mà ông Tập Cận Bình nói với Nga đã mặc nhiên được ông Putin xem là "vấn đề quan tâm riêng của Trung Quốc" chứ không phải "mối quan tâm chung song phương", và đương nhiên ông sẽ lựa chọn phương án "bỏ ngoài tai".
therealrtz © VietBF