Vietbf.com - Một phương thuốc bí ẩn 2000 năm giấu trong sách cổ hơn 1.000 năm tuổi. Cuốn sách ẩn giấu một văn bản y tế cổ xưa bằng tiếng Syria, dịch lại công tŕnh do Galen, bác sĩ kiêm triết học gia người Hy Lạp qua đời năm 200 trước Công nguyên viết. Cuốn sách thiếu một vài trang, Tiến sĩ Kessel đột nhiên bị thôi thúc bởi suy nghĩ chúng đang ở Bostron, và hăy tham khảo phương thuốc bí ẩn 2000 năm giấu trong sách cổ hơn 1.000 năm dưới đây.
Bảm thảo ở Batlitmore. Ảnh: NY Times
Tiến sĩ Kessel là học giả chuyên nghiên cứu về Syria, đại học Philipps ở Marburg, Đức. Ông đang ngồi trong thư viện của chủ nhân cuốn sách cổ, một nhà sưu tập giàu có, chuyên sưu tầm tài liệu khoa học hiếm ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ.
Lúc đó, Kessel nhận ra rằng, mới 3 tuần trước, trong thư viện ở đại học Harvard, ông nh́n thấy một tờ sách có những h́nh vẽ tương tự như cuốn sách này. Cuốn sách ẩn giấu một văn bản y tế cổ xưa bằng tiếng Syria, dịch lại công tŕnh do Galen, bác sĩ kiêm triết học gia người Hy Lạp qua đời năm 200 trước Công nguyên viết. Cuốn sách thiếu một vài trang, Tiến sĩ Kessel đột nhiên bị thôi thúc bởi suy nghĩ chúng đang ở Bostron.
"Tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi nó trông thế nào," Kessel nói. "Khi nh́n thấy bản thảo, tôi chỉ có ấn tượng rằng, tôi đă nh́n thấy nó đâu đó. Và rồi tôi nhớ lại, tôi đă từng nh́n thấy một trang tương tự ở thư viện Havard."
T́m kiếm
Tiến sĩ Kessel trở lại thư viện Harvard, t́m lại trang giấy thất lạc. Ông phân tích kích thước trang giấy, chữ viết tay và những yếu tố khác, cũng như kư tự ch́m dưới lớp da nạo, xác định đó chính là một trang trong bản thảo y tế cổ ở Baltimore. Tuy nhiên, vẫn c̣n 6 trang nữa đang thất lạc.
Ông ḍ t́m trong 10 thư viện nổi tiếng, lưu giữ những bản thảo Syria cổ, bằng cách đối chiếu qua các bản thảo trực tuyến, hoặc đôi khi, tự đến thư viện t́m hiểu. Cuối cùng, ông t́m được một trang nữa trong Tu viện Thiên Chúa ở núi Sinai, ngọn núi linh thiêng nhất của các tôn giáo, tọa lạc ở bán đảo Sinai của Ai Cập. Đây là một trong những thư viện lâu đời nhất thế giới.
Một trang khác được t́m thấy ở thư viện quốc gia Pháp tại Paris, và một trang nữa ở thư viện Vatican. Tuy nhiên, vẫn c̣n 3 trang thất lạc.
Các nhà khoa học đang chụp lại ảnh bản thảo cổ bằng tiếng Syria ở vu viện Vatican. Ảnh: NY Times
Bản thảo tiến sĩ Kessel tiếp cận làm bằng da cừu nạo, một lớp chữ mới phủ lên trên lớp cũ. Nhiều thế kỷ trước, đây là h́nh thức phổ biến dùng để tái chế da. Đối với bản thảo này, các thầy truyền giáo người Syria thế kỷ 11 đă cạo đi bản sao văn bản y tế của Galen, viết đè các bài thánh ca lên.
Giới khoa học chỉ mới bắt đầu hiểu đôi chút về bản thảo này, tài liệu của Galen viết vể "Bài thuốc đơn giản - Cách pha chế và Tác dụng". Nó sẽ giúp t́m hiểu nguồn gốc của thuốc, và cách thức nó lưu truyền đến khoa học ngày nay.
"Xét trên nhiều góc độ, nó cực kỳ quan trọng," Peter Pormann, chuyên gia về Hy Lạp - Arab, đại học Manchester, Anh, dẫn đầu cuộc nghiên cứu văn bản nói.
Trong nhiều thế kỷ, "Bài thuốc đơn giản" của Galen là tài liệu y khoa bắt buộc đối với các bác sĩ. Nó là sách giáo khoa các kiến thức y học cổ, cách chăm sóc bệnh nhân và sử dụng dược liệu. Galen mô tả một loại rễ cây chữa được bệnh "gai cổ họng", hay giới thiệu cây gai dầu là dược liệu chữa bệnh đau tai mà "không gây đầy hơi".
Phần lớn "Bài thuốc đơn giản" đă được cộng đồng Thiên chúa giáo Trung Đông dịch sang tiếng Syria. Rất có thể những kư tự ẩn giấu dưới bản thảo da cừu nạo kia, có từ thế kỷ 9, là bản sao của bản dịch tiếng Syria đầu tiên từ thế kỷ thứ 6.
"Ngày nay, dường như chẳng có ǵ đặc biệt khi một ai đó chuyển ngữ từ tiếng này sang tiếng khác. Nhưng thời đó, bản dịch quả là một thành tích vĩ đại," tiến sỹ Kessel nói. "Ông ấy phải tạo ra các từ vựng, t́m từ Syria tương ứng để chuyển ngữ bản từ vựng y tế bằng tiếng Hy Lạp này."
"Bài thuốc đơn giản" là một công tŕnh lớn, gồm 11 quyển. Công tŕnh của Galen được sao chép qua nhiều phiên bản trong nhiều thế kỷ, trở thành cầu nối các chuyên gia y tế cổ đại người Hy Lạp đến với xă hội Hồi giáo. Những bản dịch tiếng Syria dễ hiểu và dễ chuyển ngữ sang tiếng Arab hơn so với bản gốc tiếng Hy Lạp.
Bản thảo ở Baltimore được bán cho một nhà sưu tập tư nhân năm 2002. Sau đó, năm 2009, ông cho bảo tàng nghệ thuật Walters mượn. Một nhóm chuyên gia chụp lại h́nh ảnh quang phổ của các trang sách. Từng trang được chụp lại bằng máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải cực cao, tối đa hóa những kư tự bị cạo đi ch́m dưới lớp da cừu nạo. Trong nhóm chuyên gia đó có Tiến sĩ Kessel. Ông là chuyên gia nghiên cứu tại thư viện Dumbarton Oaks Harvard , Washington.
Bản thảo cở ở thư viện St.atherine, Ai Cập. Ảnh: NY Times
Không ai biết có bao nhiêu bài thuốc căn bản ẩn giấu dưới bản thảo của Galen. Những bản sao bằng tiếng Syria lưu giữ ở thư viện Anh tại London chỉ có quyển 6-8.
Các học giả đang háo hức so sánh bản thảo ở Baltimore bằng tiếng Syria với bản sao tiếng Hy Lạp, được sao chép lại từ bản gốc của Galen nhiều thế kỷ sau đó. V́ các văn bản được sao chép nhiều lần, do đó, thay đổi đáng kể so với bản gốc.
Một người sao chép có thể đă loại bỏ những phần họ cho là không quan trọng, hoặc thêm những kiến thức mới vào, dựa trên tiến bộ y học. So sánh bản sao t́m được ở Baltimore với bản sao ở thư viện Anh, sẽ giúp t́m hiểu cách thức người Hy Lạp cổ chữa bệnh, và cách thức nó du nhập vào Trung Đông.
"Một số điều trong đó không phải là khoa học theo tiêu chuẩn hiện đại," Kessel nói. Giống như nhiều bác sĩ cổ đại khác, Galen cho rằng, sức khỏe được kiểm soát bởi sự cân bằng 4 yếu tố là mật đen, mật vàng, đờm dăi và máu. Tất cả bệnh tật trong cơ thể do dư thừa hoặc thiếu hụt những yếu tố này sinh ra.
"Hệ thống y lư của Galen hoàn toàn điên rồ," tiến sĩ Siam Bahyro, chuyên gia nghiên cứu về Do Thái học, đại học Exeter, Anh nói. Tuy nhiên, theo ông, đó là những tư duy tân tiến nhất về y học thời kỳ đó.
"Chúng ta có thể khám phá những điều mà chúng ta chưa từng mơ tới," tiến sĩ Pormann, người dẫn đầu công tŕnh nghiên cứu bản thảo cổ, vui mừng nói.
Hồng Hạnh (theo New York Times)