Nhiều trang mạng xã hội như Google+, Instagram, Facebook hay Twitter đều mang lại cho người dùng cảm giác trải nghiệm miễn phí. Nhưng đằng sau trang web là một nền tảng lập trình và bảo mật rất tốn kém. Vậy học kiếm đâu ra tiền để đầu tư vào những thứ như vậy??
Tuy nhiên, sự thật là các nền tảng Internet đó đều không hề miễn phí và các hệ thống bảo mật thì lại ngày càng tốn kém.
Nhìn chung, Facebook và các trang mạng xã hội khác đều được tài trợ bởi quảng cáo. Song, bí mật phía sau của loại hình kinh doanh này chính là các quảng cáo Internet đều không có giá trị đáng là bao.
Ông Zuckerman, cha đẻ của trang Tripod.com nổi tiếng đã chỉ ra rằng, Facebook kiếm lợi nhuận khoảng 20 cent ( hơn 4.000 đồng tiền Việt) đối với mỗi một người dùng trong một tháng. Tổng số tiền này khá nhỏ, đặc biệt là khi so với thời lượng 20 tiếng mà người dùng mạng chi ra cho Facebook mỗi tháng. Tuy nhiên, chính mức lợi nhuận ít ỏi trên đã vận hành mô hình kinh doanh này, bởi thực tế không chỉ có một vài người dùng Facebook.
Thực tế đối với nhà đầu tư Facebook, quảng cáo trên Internet về cơ bản là vô giá trị trừ khi chúng được gán với chức năng theo dõi và nhận diện người sử dụng mạng mở rộng.
Chỉ có các trang mạng xã hội lớn mới sở hữu loại hình quảng cáo này, do những quảng cáo quá ít lợi nhuận thường sẽ hỗ trợ cho các công ty mạng quy mô nhỏ với số lượng khách hàng sử dụng khoảng trăm triệu người.
Các mạng xã hội có thể giúp cho mọi người kết nối với nhau hoặc cập nhật thông tin - một chức năng có giá trị và quan trọng.
Tuy nhiên, điểm bất lợi là các công ty mạng sẽ thao túng sự chú ý của người sử dụng thay cho các nhà quảng cáo, thay vì để cho họ tự kết nối như mong muốn.
Nhiều người dùng nghĩ rằng giao diện chính của họ sẽ hiển thị tất cả các thông tin mà bạn bè của họ gửi đến. Nhưng không. Chính một thuật toán độc quyền, luôn thay đổi của Facebook sẽ quyết định luồng tin tức mà người dùng đang xem.
Vào lúc ban đầu, các nhóm dân sự và phi lợi nhuận thường gặp thuận lợi khi sử dụng Facebook làm một công cụ để tiếp cận với nhiều người dùng khác. Nhưng dần dần, các tổ chức này sẽ vấp phải khó khăn do các chuyên mục càng ngày càng ít có khả năng đến tay những đối tượng đã từng bấm nút "like" bài viết hay trang nội dung của họ, trừ khi phải trả cho Facebook một khoản tiền để giúp thúc đẩy thông tin được cập nhật.
Khung quảng cáo (tô đỏ) trên cửa sổ giao diện của Facebook
Mặt khác, người dùng cũng sẽ phải trả phí cho Facebook và Google nếu có mong muốn quyền riêng tư phải được đảm bảo.
Làm thử một phép tính này: nếu một phần tư của 1,5 tỷ người dùng của Facebook sẵn sàng chi trả 1 đô la mỗi tháng để đổi lấy chế độ bảo mật an toàn, Facebook chắc chắn sẽ thu về được 4 tỷ đô la – một con số rất đáng xem xét.
VietBF © Sưu tầm