Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp gỡ đă bàn việc quân đội Nhật Bản tham gia tuần tra trên biển và trên không cùng với Mỹ ở biển Đông bắt Trung Quốc từ bỏ luận điệu chủ quyền ở khu vực này. Để đối đầu với Tàu cộng, Mỹ cần sự hợp tác của các nước trong khu vực, trước mắt là Nhật Bản và Úc là hai cường quốc có "máu mặt" về quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters
Sáng kiến này nhằm đảm bảo sự ổn định của tuyến đường biển Nhật Bản cần nhập khẩu dầu thô và khiến Trung Quốc phải kiềm chế các hành động khiêu khích trong khu vực. Trong khi Trung - Nhật tranh chấp nhóm đảo Senkaku, hoạt động này của Nhật Bản ở Biển Đông có thể khiến Bắc Kinh bất măn, phản ứng dữ dội.
Có thể luân phiên tổ chức
Hiện chưa có cam kết chính thức hay kế hoạch chi tiết nào từ hai phía, nhưng nguồn tin của Reuters nói Nhật Bản và Mỹ có thể thay phiên nhau tổ chức các cuộc tuần tra từ quần đảo Okinawa của Nhật Bản, cũng là nơi Mỹ đang đồn trú hơn 30.000 binh sĩ.
Tuy nhiên, cho tới giờ vấn đề này mới chỉ được thảo luận trong nội bộ quân đội Nhật Bản và việc tuần tra chung sẽ phải xin phép quốc hội mới được thông qua.
Các quan chức quốc pḥng ở Tokyo lo ngại nếu họ khoanh tay ngồi nh́n, Trung Quốc sẽ áp đặt được các yêu sách chủ quyền của họ ở vùng biển là tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng với tổng giá trị thương mại đi qua lên tới 5.000 tỉ USD mỗi năm, trong đó Nhật Bản chiếm một phần rất lớn.
“Chúng ta phải cho Trung Quốc thấy vùng biển đó không phải là sở hữu của họ”, nguồn tin Nhật Bản của Reuters nói.
Một nguồn tin khác từ Mỹ b́nh luận nếu Nhật Bản dự tính tuần tra trên biển Đông, họ có thể sẽ đề nghị Philippines cho phép tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân trong những t́nh huống khẩn cấp. Xuất phát từ Philippines, máy bay và tàu của Nhật Bản có thể hoạt động trên biển Đông lâu hơn.
Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí thế giới
Tokyo gần đây cũng đă có các động thái tích cực tham gia trở lại vào thị trường vũ khí thế giới, không chỉ với tư cách nước mua vũ khí mà cả sản xuất và xuất khẩu.
Hội chợ triển lăm thiết bị vũ khí ở Tokyo -
Trong một hội chợ vũ khí khai mạc trước đó trong tháng này, nhiều loại vũ khí khí tài hiện đại của Nhật Bản đă được trưng bày và chào hàng. Hội chợ do một công ty tư nhân Anh tổ chức với sự hậu thuẫn của các bộ quốc pḥng và thương mại Nhật Bản.
“Đây là một cơ hội tuyệt vời cho công ty nhỏ như chúng tôi quảng bá thương hiệu và sản phẩm” - Susumu Kasai, một quan chức của hăng chế tạo ShinMaywa Industries, nhà sản xuất các máy bay đổ bộ US2 cho Lực lượng pḥng vệ Nhật Bản, nói với Asia One.
US2 nhiều khả năng sẽ là sản phẩm vũ khí xuất khẩu đầu tiên của Nhật Bản, giúp mở rộng vai tṛ quân sự của Nhật Bản hơn nữa. “Hiện Chính phủ Nhật Bản và Ấn Độ đang thương thảo, nếu hai bên đồng ư, chúng tôi sẽ có thể xuất các máy bay US2”, ông Kasai nói.
Tuần trước, Nhật Bản cũng đă tuyên bố tham gia một gói thầu đóng trọn gói tàu ngầm cho Úc nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins đă lỗi thời của nước này.
Úc rất quan tâm tới những tàu ngầm lớp Soryu cực kỳ hiện đại của Nhật Bản, được coi là loại tàu ngầm không chạy bằng năng lượng hạt nhân có thời gian hoạt động dài nhất trên thế giới hiện nay.
Nếu được thông qua, dự án sản xuất sẽ là một sự hợp tác giữa hai nước. Nhật Bản và Úc là những đối tác chiến lược về quốc pḥng. Tham gia đấu thầu c̣n có thể có các ứng viên Pháp và Đức.
Úc dự tính sẽ đóng mới 12 tàu ngầm thay cho các tàu Collins trong gói thầu có giá trị tổng cộng lên đến 40 tỉ USD.
therealrtz © VietBF