Ban quản lư bảo tàng lịch sử tại TP Palmyra của Syria ngày 23-5 ra thông báo cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đă giành được kiểm soát bảo tàng danh tiếng này. Trước đó, IS kiểm soát được nhiều khu vực khác tại TP của Xyri. Đây được coi là một bước tiến lớn của IS kể từ khi nhóm phiến quân này tăng cường hoạt động và đánh chiếm một vùng rộng lớn ở miền Bắc Iraq và Syria kể từ tháng 6 năm ngoái.
Mỹ không thay đổi đường lối chính sách
Trong thông báo, GĐ bảo tàng, ông Mamoun Abdulkarim cho biết, các tay súng của IS đă phá hủy một số bức tượng song hiện chưa có báo cáo nào về thiệt hại của các cổ vật trong bảo tàng. Ông Abdulkarim cho biết thêm, phần lớn cổ vật trong bảo tàng đă được di chuyển và đưa về thủ đô Đamát trước khi IS giành quyền kiểm soát TP Palmyra. Tuy nhiên, vẫn c̣n một lượng đồ cổ, như những bức tượng nặng 3-4 tấn, trong bảo tàng. Sự xuất hiện của IS tại TP Palmyra đang làm cộng đồng quốc tế lo ngại v́ nhóm này thường phá hủy các di tích lịch sử và cổ vật ở những khu vực mà nhóm này nắm kiểm soát tại Iraq.
Trong một bước đi nhằm giúp nâng cao năng lực của các lực lượng Iraq trong cuộc chiến chống tổ chức IS, Bộ Quốc pḥng Mỹ thông báo sẽ chuyển giao hàng ngh́n đơn vị vũ khí chống tăng cho Iraq vào tuần tới. Cùng ngày, Iraq tuyên bố quân đội nước này và các lực lượng vũ trang Si ai đang chuẩn bị cho một cuộc phản công nhằm chiếm lại TP chiến lược Ramadi từ tay IS. Phát biểu ngày 21-5, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết, tổng số vũ khí Mỹ sẽ chuyển giao cho Iraq trong tuần tới là khoảng 2.000 súng chống tăng AT-4. Số lượng vũ khí sẽ chuyển giao nhiều hơn 1.000 đơn vị so với đă thông báo trước đây. Việc chuyển giao số vũ khí này sẽ giúp các lực lượng của Iraq đối phó với các cuộc tấn công sử dụng xe có chứa chất nổ do các phần tử đánh bom tự sát thuộc nhóm IS điều khiển. Đây là một h́nh thức tấn công mà các tay súng nhóm IS đă sử dụng hồi cuối tuần trước để tấn công và đánh chiếm TP Ramadi - thủ phủ tỉnh Anbar từ tay các lực lượng của chính phủ Iraq. Hiện các cố vấn Mỹ cũng đang giúp huấn luyện các lực lượng Iraq sử dụng liên lạc thông tin tốt hơn để phối hợp với các cuộc không kích của Mỹ.
Chỉ vài ngày sau khi Ramadi bị chiếm, các tay súng IS chiếm được TP cổ Palmyra của Syria và một cửa khẩu quan trọng, dập tắt sự lạc quan của Lầu Năm Góc trong những tuần qua về việc những kẻ cực đoan IS "đang bị đánh bại". Với thực tế rằng IS vẫn đang trên đà tiến lên sau hơn 4.000 cuộc không kích do Mỹ đi đầu trong ṿng 9 tháng qua tại Iraq và Syria, một quan chức Mỹ đă nói với các PV rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang "thận trọng cân nhắc" chiến lược của ḿnh. Sau thất bại thảm hại đáng xấu hổ của quân đội Iraq ngày 17-5, Tổng thống Obama đă phải chật vật để bảo vệ chiến lược của ḿnh và khăng khăng rằng việc để mất Ramadi chỉ đơn thuần là một "bước lùi chiến lược".
Một số nghị sỹ thúc giục việc tăng cường cử quân đội Mỹ tới chiến trường, ít nhất là vài ngh́n quân hoặc thậm chí là hơn thế, trong khi một số cựu quan chức cấp cao lại kêu gọi thực hiện những hoạt động ngoại giao táo bạo hơn nữa. Thượng nghị sỹ John McCain và nhiều quan chức cánh hữu khác cho rằng Tổng thống Obama nên triển khai thêm các lực lượng đặc nhiệm và thực hiện nhiều cuộc tấn công hơn, tương tự như chiến dịch cách đây một tuần mà trong đó lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đă tiêu diệt được một thủ lĩnh phụ trách lĩnh vực tài chính của IS ở miền Đông Syria. Ông nói: "Điều mà chúng ta đang rất cần hiện nay là một chiến lược toàn diện, kiên quyết tăng cường sử dụng song vẫn có giới hạn sức mạnh quân sự Mỹ, và nỗ lực phối hợp từ chính phủ Iraq nhằm tuyển mộ, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng người Sunni".
Cảnh hoang tàn ở TP Ramadi sau cuộc tấn công của IS. Ảnh: TL
Một nhà nước IS “tàn bạo” đang h́nh thành?
Theo báo Global Post ngày 13-5, tổ chức khủng bố IS đă khiến thế giới choáng váng khi chiếm được một khu vực có diện tích bằng Bồ Đào Nha ở Syria và Iraq vào tháng 6-2014. Mỹ đă nhanh chóng lănh đạo một liên minh tiến hành chiến dịch không kích, song chiến lược này nhanh chóng để lộ những hạn chế trong cách phản ứng và nêu bật sự phức tạp của cuộc khủng hoảng này. Cơ sở liên minh do Mỹ lănh đạo không vững chắc. Với việc không có quân trên thực địa, liên minh này đang phải phụ thuộc vào quân đội Iraq yếu kém và chia rẽ phe phái sâu sắc. Quả thực, người ta khó có thể làm ǵ để chặn bước tiến của những tay súng IS, và các đối tượng này vẫn đang trên đà tấn công, không chỉ tại Syria và Iraq mà c̣n tiến sang các nước khác và khu vực mới. Thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện một chế độ tàn bạo.
IS có các kỹ năng để đào tạo một thế hệ quân sĩ mới, có khả năng gia nhập hàng ngũ những kẻ đă t́m thấy trong chủ nghĩa cực đoan lư tưởng cho những động cơ phạm tội của chúng. Tại hơn 80 quốc gia, IS có khả năng thu hút các tân binh và thành công trong việc nhắm vào những kẻ thất vọng với "chính sách chờ-xem" của al-Qaeda bằng việc biến một trong những mục tiêu của chúng thành hiện thực là thành lập một vương quốc Hồi giáo. IS cũng thành công một cách đáng báo động trong việc tuyển mộ những thiếu niên dưới 18 tuổi. Trong những tháng đầu năm 2015, đă có 500 trẻ em được IS tuyển mộ. IS cũng thành thạo các chiến thuật chiến tranh. Chiến lược Sandfish của IS - được đặt tên theo một loài ḅ sát hoang mạc “tàng h́nh” có khả năng tấn công và rút sâu vào trong cát - được hỗ trợ bởi những nguồn lực ngày càng tăng của IS, trong đó có các mỏ dầu.
IS đang tỏ ra cởi mở đối với những nhóm khủng bố khác nằm trong phong trào Salafi. Nhóm Boko Haram tại Nigeria cũng như các nhóm khác tại Mali, Yemen, Libya và nhiều quốc gia khác đang được mời tham gia trở thành các tỉnh của IS, hiện lên tới 24 tỉnh trên khắp thế giới. IS cũng sẽ tiếp nhận các lực lượng cạnh tranh độc quyền như trường hợp chi nhánh al-Qaeda Syria. IS và al-Qaeda đang phát triển mạnh trong những thời điểm khó khăn. Nhiều vụ khủng bố đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi, tất cả có liên quan đến các "đấu thủ" địa phương, khu vực và quốc tế, với các chương tŕnh hành động xung đột, đang tạo ra những xă hội phân mảnh sâu sắc. Điều đó cho phép các nhóm cực đoan bắt rễ và phát triển thành những tế bào phức tạp và luôn thay đổi, sử dụng tôn giáo vừa làm nơi trú ẩn, vừa làm động lực.
Ngọc Anh