Trước hành động ngang ngược bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Các nước nhỏ thuộc khối ASEAN hiện đang là mục tiêu của Trung Quốc buộc phải nắm giữ chủ quyền tại biển Đông đang ưu tiên phát triển lực lượng hải quân và pḥng vệ bờ biển, tăng cường năng lực quân sự xa bờ. Cùng với sự trợ giúp của Mỹ và các nước trên toàn thế giới, Trung Quốc không thể làm mưa làm gió ở khu vực này được.
Đá Chữ Thập - nơi Trung Quốc đang cải tạp trái phép ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Ảnh: Reuters
Đá Chữ Thập - nơi Trung Quốc đang cải tạp trái phép ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Ảnh: Reuters
Tạp chí quốc pḥng IHS Janes ước tính 10 quốc gia Đông Nam Á sẽ chi 58 tỉ USD để mua sắm trang thiết bị quân sự trong ṿng 5 năm tới, chủ yếu để trang bị cho lực lượng hải quân.
Phần lớn các thiết bị này có khả năng được sử dụng trên và xung quanh biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng trái phép 7 ḥn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), làm dấy lên căng thẳng giữa hải quân Trung Quốc và không quân Mỹ thời gian gần đây.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Tim Huxley nhận định: “Việc các nước Đông Nam Á mở rộng khả năng hoạt động của hải quân sẽ làm tăng khả năng xảy ra một cuộc đụng độ chết người (ở biển Đông) nếu các bên đối đầu”.
Hồi tuần trước, tại Triển lăm Quốc pḥng Hải quân châu Á IMDEX diễn ra ở Singapore, tư lệnh hải quân các nước khu vực Đông Nam Á và một số nhà thầu quốc pḥng đến từ Mỹ, châu Âu và Israel đă bày tỏ mối quan tâm về kế hoạch tăng cường năng lực hàng hải của các quốc gia liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông.
Nhiều mô h́nh tàu chiến, tàu ngầm, tàu tuần tra, tàu đổ bộ cũng như máy bay giám sát và máy bay không người lái được giới thiệu tại buổi triển lăm, có thể là bước đầu tiên trong hợp đồng mua bán thiết bị quân sự giữa các nước Đông Nam Á và một số đối tác quốc pḥng kể trên.
Một nguồn tin từ quân đội Indonesia cho biết chính phủ mới của Tổng thống Joko Widodo đang tập trung vào khả năng pḥng thủ trên biển nhưng cần thêm thời gian để xây dựng và bố trí lực lượng. Chi tiêu quốc pḥng của Indonesia có thể tăng 61% từ giờ tới năm 2021, trong khi với Philippines là gấp đôi, theo ước tính của IHS Janes.
Các chính phủ Đông Nam Á dự kiến cho phép lực lượng hải quân hoạt động hiệu quả hơn ở các khu vực ven biển.
Trong khi đó, Singapore chế tạo 6 khu trục hạm lớp Formidable cùng với đối tác quốc pḥng DCNS của Pháp. C̣n Malaysia đặt mua 6 tàu hộ tống trị giá khoảng 9 tỉ ringgit (2,5 tỉ USD) của DCNS. Indonesia, Việt Nam và Thái Lan cũng đang đàm phán với các nhà cung cấp quốc pḥng từ Nga và châu Âu. Cuối năm nay, Philippines hy vọng sẽ nhận được 10 tàu bảo vệ bờ biển đầu tiên do Nhật Bản chế tạo.
therealrtz © VietBF