Quân đội Thái Lan yêu cầu quân đội Mỹ ngừng sử dụng đảo Phuket làm căn cứ tiến hành các hoạt động trợ giúp người nhập cư Rohingya và Mỹ phải rút các máy bay và binh sỹ rời khỏi Thái Lan trước ngày thứ 6 tuần này (29-5). Chính quyền Thái Lan lo sợ sự can thiệp của Mỹ vào cuộc khủng hoảng liên quan tới nạn buôn người ở đây.
Nguồn tin của Bangkok Post cho biết các quan chức Mỹ tham gia cuộc tập trận 5 ngày tại Phuket đă rất bức xúc v́ việc này. Họ nói đă rất nhiều lần gửi yêu cầu tới nhà cầm quyền Thái Lan để được duy tŕ hoạt động quân sự tại đó.
Trước đó, khi kết thúc đợt tập trận chống tàu ngầm 5 ngày ở vùng đảo Phuket hôm thứ tư tuần trước (20-5), phía Mỹ đă liên tục gửi yêu cầu được tiếp tục sử dụng đảo Phuket làm căn cứ tiến hành các hoạt động tuần tra trên biển hỗ trợ di dân Rohingya nhưng đă bị Thái Lan từ chối.
Theo đó, cả Lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan (RTAF) lẫn Không quân Thái Lan đều không chấp nhận yêu cầu của Mỹ.
Động thái từ chối cho thấy thái độ rất không hài ḷng của người Thái trước sự can thiệp của Mỹ vào cuộc khủng hoảng liên quan tới nạn buôn người ở đây.
RTAF lo ngại Mỹ sẽ can thiệp hay có hành động nào đó bất lợi trong việc giải quyết vấn đề người di cư Rohingya của Thái Lan.
Cũng theo Bangkok Post, lực lượng cảnh sát Thái Lan vẫn đang tiếp tục điều tra về nạn buôn người Rohingya, chưa có thêm lệnh bắt mới.
Theo cựu ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya, Thái Lan, cộng đồng các nước ASEAN, quốc tế và Liên hợp quốc cũng nên phối hợp hành động với các quốc gia của người di cư như Myanmar và Bangladesh.
Ông Kasit kêu gọi các nước trên thế giới thành lập quỹ hỗ trợ những người Rohingya phải rời bỏ nhà cửa, tạo nơi trú ẩn tạm thời cho họ trên đất Thái. Mặt khác ASEAN cũng nên t́m cách thuyết phục chính phủ Myanmar công nhận quyền công dân của người Rohingya.
Theo Sputnik, hàng trăm người Rohingya và các thuyền nhân Bangladesh đă bị đưa tới những trại tị nạn bí mật ở miền nam Thái Lan.
VietBF © sưu tập