VBF-Để đối phó với những chiến hạm không chân của TQ thì Mỹ chỉ cần chiếc tàu ngầm hạt nhân nyà là có thể xóa sổ những căn cứ nhân tạo đó của TQ.Chiếc tàu ngầm này còn nhiều tuổi hơn rất nhiều lính TQ nó tưngf làm niềm tự hào của hải quân Mỹ.Chuyên gia Mizokami cho rằng, tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn đủ khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.USS Michigan (SSBN-727/SSGN-727) là chiếc thứ hai thuộc lớp tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớp Ohio, nó cũng đồng thời là chiến hạm thứ ba của Hải quân Mỹ được đặt theo tên bang Michigan.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan (SSBN-727/SSGN-727)
USS Michigan được khởi đóng ngày 28/2/1975, hạ thủy ngày 4/4/1977 và chính thức đi vào hoạt động ngày 11/9/1982. Hiện tại, cảng nhà của tàu là Bangor, Washington.Thông số kỹ thuật cơ bản của USS Michigan: lượng giãn nước 16.764 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi lặn, chiều dài 170 m, chiều rộng 13 m, mớn nước khi nổi 12 m.
Hệ thống động lực của tàu gồm 1 lò phản ứng hạt nhân S8G PWR cung cấp năng lượng cho 2 turbine, đi kèm với 1 động cơ phụ trợ có công suất 325 mã lực (242 KW). Tổng công suất động cơ của USS Michigan là 60.000 mã lực (45 MW).
Tàu có thể chạy với vận tốc tối đa 25 hải lý/h (46 km/h), độ sâu lặn lớn nhất trong thử nghiệm là 240 m, tầm hoạt động chỉ bị giới hạn vào lương thực, thực phẩm mang theo để phục vụ cho thủy thủ đoàn gồm 15 sĩ quan và 140 nhân viên.
Ban đầu, USS Michigan được thiết kế với vai trò tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (SSBN), vũ khí mạnh nhất của nó là 24 tên lửa Trident II có tầm bắn 11.300 km, mang theo đầu đạn hạt nhân W76 hoặc W88 có đương lượng nổ 300 - 400 kT.
Tuy nhiên để đáp ứng tình hình mới, đến tháng 6/2007, USS Michigan đã được hoán cải từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược thành tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có điều khiển (SSGN).
Thay đổi lớn nhất là việc các bệ phóng tên lửa đạn đạo Trident II bị gỡ bỏ và thay thế bằng 154 bệ phóng tên lửa hành trình Tomahawk, bố trí trong 22 cụm 7 ống phóng.
Tên lửa hành trình Tomahawk tùy thuộc vào phiên bản có tầm bắn từ 1.300 km (BGM-109D) cho đến 2.500 km (BGM-109A). Đầu đạn có thể là loại hạt nhân W80 (BGM-109A) hoặc đầu đạn nổ mạnh nặng 450 kg (BGM-109C/ RGM-109B) hoặc đầu đạn chùm (BGM-109D).
Trong đó đáng chú ý nhất là phiên bản Tomahawk BGM-109D, với đầu đạn mang theo tới 166 quả bom chùm.
Một đợt tấn công của 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra 1.660 quả bom bi, phá hủy toàn bộ máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược xây trái phép của Trung Quốc trên đảo nhân tạo.
Mặc dù Trung Quốc có thể sẽ lắp đặt hệ thống phòng không HQ-9 (tương tự như các tên lửa Patriot của Mỹ) ở đây. Tuy nhiên, một lực lượng đổ bộ của Thủy quân lục chiến có thể xóa sổ chúng một cách đơn giản.
tm