Vừa qua Mỹ đă thực hiện một loạt hoạt động ngoại giao cấp cao với Nga, đó là những dấu hiệu làm giảm nhiệt cuộc đối đầu hai năm qua.Cả thế giới đang chờ đón những bước tiếp theo của hai cường quốc này. Và nếu Nga - Mỹ bắt tay nhau th́ Trung Quốc sẽ ở vị trí nào? Tất nhiên, mọi điều chỉ là phỏng đóng, với những động thái này, nói quan hệ hai nước được 'hồi sinh' là quá sớm.
Sau cuộc thảo luận John Kerry-Vladimir Putin tại Sochi, đến lượt Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực châu Âu Victoria Nuland ngày 18/5 đến Moskva. Theo ghi nhận của giới phân tích, những dấu hiệu ḥa dịu đầu tiên đă được thể hiện ở Sochi, vùng nghỉ mát ở miền Nam nước Nga, nơi mà Tổng thống Vladimir Putin đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào giữa tháng 5.
Cuộc thảo luận “đặc biệt” này tập trung về những vấn đề nóng trên thế giới: "Thánh chiến" Hồi giáo, nội chiến ở Syria, vấn đề hạt nhân Iran và nhất là t́nh h́nh Ukraine, mà theo thông tin mới nhất, Kiev bắt được hai sĩ quan Nga, thêm một bằng chứng cho thấy quân đội Nga can thiệp trực tiếp vào nội t́nh nước láng giềng, đồng minh của phương Tây.
Cũng trong ngày 18/5, Daniel Rubinstein, Đặc sứ Mỹ về Syria, cũng có mặt tại thủ đô nước Nga, để thảo luận về khả năng “chuyển tiếp quyền lực” ở Damascus. Tổng thống Bashar al-Assad là đồng minh độc nhất của Nga tại Trung Đông.
Sự kiện Ngoại trưởng Mỹ đến Nga ngày 12/5 vừa qua sau hai năm tẩy chay, tự thân đă là một biểu hiện cho thấy sự thay đổi thái độ của Mỹ. Washington muốn nối lại quan hệ b́nh thường với Moskva.
Trong ṿng 8 tiếng đồng hồ, Ngoại trưởng Mỹ lần lượt trao đổi với người đồng cấp Sergei Lavrov và với Tổng thống Putin. Chuyên gia Fiona Hill của Viện nghiên cứu Brookings xem đây là một sự kiện quan trọng v́ Mỹ duy tŕ được “kênh đối thoại, liên lạc” với Nga.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ tại Sochi ngày 12/5. Ảnh: Reuters.
Nhà phân tích Joerg Forbrig thuộc Trung tâm nghiên cứu Marshall tại Mỹ th́ cho rằng chuyến viếng thăm này chỉ là “một cử chỉ ngoại giao của Mỹ đối với Nga”. Thật ra, trong hai năm căng thẳng vừa qua, không bao giờ Mỹ có ư định đoạn giao với Nga v́ hai vấn đề quan trọng cần có sự hợp tác giữa hai nước mới mong giải quyết được: đó là vấn đề hạt nhân của Iran và nội chiến ở Syria. Về phần Nga, Tổng thống Putin cũng không muốn “bị loại” ra khỏi vùng Trung Đông.
Về chương tŕnh hạt nhân của Iran, theo hăng tin AFP, Mỹ và Nga có vẻ tâm đầu ư hợp trong chuyện phải đi đến một thỏa thuận với Iran vào cuối tháng 6. Bên cạnh đó, xung khắc Mỹ-Nga cũng có vẻ giảm bớt trong vấn đề Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, người có tiếng thân Ukraine và chống Nga quyết liệt, từng đến quảng trường Maidan biểu t́nh ủng hộ phe chống Nga, đă đến Moskva để kêu gọi “thực hiện một cách cụ thể” lệnh ngừng bắn.
Không rơ do trùng hợp ngẫu nhiên hay có tính toán, vào ngày 19/5, qua tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Alexei Oulioukaiev, Nga không t́m cách ngăn cản Hiệp ước thương mại tự do giữa Ukraine và Liên minh châu Âu đi vào hiệu lực kể từ 1/1/2016.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Fiona Hill, vẫn c̣n quá sớm để có thể kết luận quan hệ hai nước đă được “hồi sinh” như tuyên bố vào năm 2009 của Tổng thống Obama với Tổng thống Nga lúc bấy giờ là Dmitry Medvedev.
therealrtz © VietBf