Ngay sau khi báo cáo giá cả địa ốc Trung Quốc tiếp tục giảm 4% thì ngay lập tức thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã đổ dốc. Khác với lần trước khi thị trường còn hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ bơm tiền cứu kinh tế thì lần này giới đầu tư đã mất kiên nhẫn và bán tháo toàn bộ cổ phiếu Trung Quốc.
Tại Việt Nam tình hình kinh tế cũng rất bi đát. Tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ liên tục, các khoản vay mới vẫn được tiếp diễn. Tính theo USD, nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân đang gánh hơn 937 USD tiền nợ. Với tình hình các DNNN làm ăn như hiện này thì số tiền này chính các bạn (Quan chức, nông chức, công chức, dân chức, học sinh chức, sinh viên chức,... các loại chức) phải trả đấy, không cách này thì cách khác như: tăng sưu thuế, tăng các loại phí, huy động tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng, phát hành công trái, trái phiếu,... để huy động tiền mà trả nợ.
Đáng lý các DNNN làm ăn thua lỗ thì họ phải chịu trách nhiệm, lấy thuế của dân ra làm vốn, làm ăn thua lỗ thì Nhà nước đứng ra gánh, nguyên nhân chính lại là do quản lý yếu kém, nạn tham nhũng tràn lan,... Đằng này lại bưng bít, bao che nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm rồi cho qua, hoặc đưa ra vài con tốt thí nhốt tù rồi mọi việc lại chìm xuồng. Nợ công lại tăng vèo vèo. Sức dân cũng sắp cạn rồi, chẳng biết sắp tới các ổng ở trên giải bài toán này thế nào đây?
Sử dụng tùy tiện ngân sách
Ở VN, tình trạng nguồn vốn ngân sách bị sử dụng tùy tiện gây nên lãng phí rất lớn là điều hết sức phổ biến. Có rất nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách tiến độ thi công chậm, kéo dài, chất lượng thi công không đảm bảo. Tình trạng công trình xây xong đắp chiếu, thất thoát, tham ô, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế xã hội thấp là phổ biến. Vừa qua, góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), ĐBQH Trần Du Lịch nhận xét: “Không thấy ở đâu xài tiền ngân sách lãng phí và tùy tiện như nước mình”.
Đánh giá về việc sử dụng nguồn vốn ngân sách ở trung ương và địa phương, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định: “Tôi thấy việc lãng phí thể hiện thì muôn màu, muôn vẻ thể hiện qua những hiện tượng này: Thứ nhất là lãng phí do chất lượng quy hoạch chưa cao nên đầu tư không trúng, có những cái nhà máy đầu tư hàng trăm tỷ nhưng thiếu nguyên liệu, các điều kiện về hạ tầng không đáp ứng nên khi xây xong thì bỏ hoang. Cái lãng phí thứ hai là lãng phí trong đầu tư, đầu tư không đồng bộ, không thống nhất cho nên công trình xây nhiều năm rồi để hoang phí hay bỏ hoang. Tất cả chỉ nhằm mục tiêu quyết toán được kinh phí rót cho chương trình này. Đó là chúng tôi thống kê sơ sơ là như vậy.”
Trong khi nợ công vẫn tiếp tục gia tăng gần đụng trần, nền kinh tế VN sắp bị phá sản, nhưng nhà nước CSVN vẫn sử dụng tiền thuế của dân để MỪNG SINH NHẬT ĐÚC TƯỢNG "BÁC" CHI PHÍ 7 TỈ ĐỒNG.
Trong khi đó MẸ VIỆT NAM NGÀY NAY SAU 40 NĂM VẪN ĐÓI KHỔ TRIỀN MIÊN.
Ảnh: Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, đầu tóc trắng đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra.
- Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó… là những bao đựng rác…