Trước hành vi ngày càng ngang nhiên bành trướng biển Đông của Trung Quốc, Mỹ phải có động thái cương quyết chặn đứng Trung Quốc trước khi quá muộn. Chính quyền ông Obama lên kế hoạch triển khai những vũ khí tối tân nhất là máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và “chim ưng biển” V-22 Ospreys tới biển Đông.
Mỹ có thể sắp điều máy bay tiêm kích F-35 Lightning II đến biển Đông. Ảnh: Foundry Mag
Ngày 13-5, các quan chức hàng đầu phụ trách khu vực Đông Á - Thái B́nh Dương của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng Mỹ đă có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về vấn đề biển Đông.
Tại cuộc điều trần, các thượng nghị sỹ Mỹ đă gây sức ép buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phàn nàn rằng Washington thiếu một chính sách chặt chẽ.
"Tôi không thấy Trung Quốc phải trả giá ǵ cho những hoạt động của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trên thực tế, tôi thấy chính chúng ta đang phải trả giá. Chúng tôi thấy các nước bạn bè tỏ ra thường xuyên lo ngại về việc chúng ta đứng ở đâu cũng như mức độ cam kết của chúng ta là ǵ" - ông nói.
Ông David Shear, trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á - Thái B́nh Dương, cho biết với tốc độ hiện tại, Bắc Kinh sẽ xây xong một sân bay trên một trong số các rạn san hô đang cải tạo vào năm 2017 hoặc 2018.
Trước lo ngại Mỹ đă chậm chân trong nỗ lực ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng biển Đông của các thượng nghị sĩ, ông Shear trấn an rằng Mỹ sẽ tiếp tục "duy tŕ ưu thế quân sự trong khu vực" bằng việc phái máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và “chim ưng biển” V-22 Ospreys tới biển Đông, đồng thời triển khai thêm 4 tàu chiến mới tới Singapore vào năm 2020 và 1 tàu ngầm tới đảo Guam.
"Chúng ta không hề thiếu năng lực cũng như phương tiện để hỗ trợ giải pháp ngoại giao và đảm bảo an ninh toàn cầu" - ông cam đoan.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, tuyên bố Mỹ sẽ t́m cách khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông bằng cách điều tàu quân sự và máy bay tuần tra tới đây, trực tiếp thách thức Trung Quốc. Ông Warren cho biết luật pháp quốc tế không công nhận các ḥn đảo nhân tạo là phần mở rộng của đất liền.
Trước đó, hăng tin Reuters và báo The Wall Street Journal cho biết Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carter có ư định huy động tàu và máy bay Mỹ tuần tra trong phạm vi 22 km tính từ các băi cạn, rạn san hô mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép.
Về phần ḿnh, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái B́nh Dương Daniel Russel khẳng định chiến lược và sự hiện diện của Washington trong khu vực là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của tất cả các nước có liên quan, dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc tế. Ông Russel cũng nhấn mạnh hành động của Mỹ là để “bảo vệ các quy tắc ứng xử trên biển Đông” chứ không phải “bảo vệ các rạn san hô”.
Tuyến hàng hải trên biển Đông được đánh giá là nhộn nhịp nhất thế giới. Do vậy, lợi ích của Washington sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát tại khu vực trọng yếu này. Ông Russel cho biết thêm các tranh chấp trên biển Đông sẽ được Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tuần này.
H́nh ảnh từ vệ tinh của Google Earth ghi nhận Bắc Kinh đă cải tạo ít nhất 4 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa kể từ khi Chủ tịch Tập Cận B́nh lên nắm quyền hồi năm 2012. Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng nhưng không đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn.
therealrtz © VietBf