Trong EU hiện không chỉ có chuyện Hy Lạp khó khăn tài chính đến mức có nguy cơ thực sự bị vỡ nợ là thời sự mà c̣n cả việc Hy Lạp đ̣i chính phủ Đức bồi thường thiệt hại do chính quyền nước Đức quốc xă gây ra cho Hy Lạp cách đây hơn bảy thập kỷ. Con số cụ thể được phía Hy Lạp chính thức nêu ra là 278,7 tỷ Euro.
Về phương diện pháp lư, nước Đức ngày nay kế thừa nước Đức quốc xă khi trước. Chính phủ Đức không phủ nhận trách nhiệm ấy nhưng viện dẫn đă thực hiện đầy đủ theo Hiệp ước London năm 1953 về xử lư nợ liên quan đến chiến tranh thế giới thứ 2. Cụ thể là chính phủ Đức đă bồi thường cho Hy Lạp cả thảy 115 triệu DM vào năm 1960 - kể cả tính ngược cho thời điểm ấy lẫn so với yêu cầu hiện tại của Hy Lạp đều quá nhỏ. Với 61 quốc gia khác trên thế giới, chính phủ Đức đă xử lư vấn đề nợ từ quá khứ theo cách này và dựa trên cơ sở pháp lư ấy.
Chuyện này vốn không mới về bản chất nhưng đáng chú ư ở thời điểm lại trở nên thời sự và rất mới về mức độ. Phía Hy Lạp chỉ ước tính như vậy chứ không liệt kê ra được cụ thể để thuyết minh cho con số 278,7 tỷ Euro nêu trên. Việc yêu sách này của Hy Lạp bị phía chính phủ Đức bác bỏ ngay lập tức cho thấy khả năng Hy Lạp được bồi thường theo yêu sách này gần như không có.
Tuy nhiên, về chính trị, động tác này vẫn rất có lợi cho Hy Lạp. Hy Lạp đang gặp khó khăn lớn về tài chính và cần viện trợ tài chính từ bên ngoài để không bị vỡ nợ. Để tiếp tục nhận được tiền từ EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Hy Lạp phải chấp nhận những điều kiện mà chính phủ hiện tại ở nước này không sẵn sàng chấp nhận. Chính phủ mới ở Hy Lạp mắc mớ với chính phủ Đức cũng v́ Hy Lạp làm ḿnh làm mẩy với EU. V́ thế, chuyện pháp lư cũ này là cú đ̣n thật của Hy Lạp đối với Mỹ và là cú đ̣n gió đối với EU, ECB và IMF.
VietBF© Sưu tập