4/4, một bản báo cáo được công bố cho thấy với nền kinh tế mạnh mẽ cộng với sự phát triển không ngừng về công nghệ, vị thế của quân đội Giải phóng nhân dân PLA đã và đang trở thành đối thủ “đáng gờm” đối với lực lượng Mỹ ở chiến trường Tây Thái Bình Dương.
Các loại vũ khí này bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa và tàu ngầm mà Lầu Năm Góc gọi đó là vũ khí “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (A2/AD). Các loại vũ khí này được “thiết kế” để “dằn mặt” sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương, một khu vực mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn nhận là vùng đất đai riêng của mình.
Bản báo cáo của tạp chí National Interest cũng nêu rõ “siêu phẩm công nghệ quốc phòng” Chengdu J-20 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc có thể gây trở ngại cho lực lượng không quân của Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương.
Nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc (Nguồn: WantChina Times)
Mặc dù nhiều thông tin chi tiết liên quan đến chiến đấu cơ tàng hình này vẫn còn chưa minh bạch, nhưng Chengdu J-20 là một loại máy bay phản lực hai động cơ cỡ lớn được cho là có khả năng tàng hình và mang đầu đạn lớn hơn. Nó sở hữu một hệ thống quét mạng pha chủ động và hệ thống nhận dạng mục tiêu quang điện tử EOTS, có thể cung cấp khả năng chiến đấu tương tự như chiến đấu cơ tàng hình F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ.
Bản báo cáo cũng “liệt” siêu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12 vào danh sách là “mối diệt vong” cho Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Với tầm bắn 320km, tên lửa YJ-12 có thể được phóng từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm của PLA bằng loạt đạn cỡ lớn vào các nhóm tiêm kích của Mỹ từ bên ngoài phạm vi của hệ thống phỏng thủ tên lửa đạn đạo Aegis hiện hành và tên lửa đánh chặn SM-2.
Máy bay Mỹ cũng đang đối mặt với nhiều mối đe dọa tiềm ẩn từ hệ thống tên lửa đất-đối-không HQ-9 của Trung Quốc. Với tầm bắn 190km và tốc độ lên tới 1429,218 m/s, HQ-9 có thể bắn trúng các mục tiêu ở độ cao 27.400m. Những khả năng này của HQ-9 đã được Thổ Nhĩ Kỳ “để mắt” tới, đã gây nên sự phản đối từ phía Mỹ và các thành viên NATO.
Bản báo cáo này còn nhấn mạnh rằng trong khi PLA vẫn chưa thiết lập một lực lượng tàu ngầm nguy hiểm, thì PLA đã đạt được tiến bộ lớn trong xây dựng tàu ngầm lớp nguyên chạy bằng động cơ diesel (yuan-class disel-electric). Tuy không dẫn đầu trong số các loại vũ khí quân sự, nhưng loại tàu ngầm này có hiệu quả rất cao vì chúng rất khó bị phát hiện nhờ vào dấu hiệu âm thanh nhỏ.
Tàu ngầm Yuan-class này cũng là tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc được trang bị công nghệ lực đẩy không phụ thuộc không khí, giúp nó nới rộng phạm vi dưới nước đồng thời giúp nó chạy “êm” hơn.
VietSN © Sưu tầm