Trong số 10 nước có nền kinh tế lớn được Tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp công bố vào hôm qua thì Mỹ xếp vị trí thứ 9 chỉ đứng trên Nhật Bản về người lao động nhập cư có trình độ cao. Trong bản báo cáo dài 62 trang của tổ chức trên có lý giải lý do Mỹ xếp thứ hạng thấp như vậy chủ yếu là do chính sách cho phép thuê mướn lao động bị gò bó. Để có thể thu hút được người lao động nhập cư có trình độ cao chắc chắn Mỹ sẽ phải có một số thay đổi trong Luật di trú.
Di dân vẫy cờ sau khi đọc lời tuyên thệ trong lễ nhập quốc tịch để trở thành công dân Mỹ tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, 18/6/2014.
Những hạn chế của Mỹ về di dân cho việc làm trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và những lĩnh vực chuyên môn khác từ lâu đã là một vấn đề đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người nói rằng họ không thể trám đầy những vị trí tuyển dụng đòi hỏi trình độ cao. Những người phản đối chính sách nhập cư chủ trương tự do hơn lập luận rằng có rất nhiều công dân Mỹ có trình độ cao và rằng việc nhập cư ép mức tiền lương xuống thấp.
Tổ chức Bàn tròn Doanh nghiệp đưa ra kết quả căn cứ vào những cuộc phỏng vấn với luật sư di trú và phân tích riêng của mình về luật di trú. Kết quả không phản ánh tình trạng thuê mướn lao động thực sự.
Trên thang điểm từ 1 đến 5, với 5 như là mức tốt nhất, Mỹ đạt tổng điểm là 2.3. Mỹ đạt được 2.0 điểm cho những chính sách về tuyển dụng người nước ngoài có trình độ cao và 1.5 điểm cho những luật giúp thu hút doanh nghiệp nước ngoài.
Đức, Anh và Pháp đạt được một vài điểm số cao vì không có những rào cản nhập cư trong Liên minh châu Âu. Nhưng Bàn tròn Doanh nghiệp nói các nước EU vẫn có lợi thế hơn Mỹ vì không có hạn ngạch hạn chế đối với những di dân trình độ cao không thuộc khối EU.
Báo cáo cho biết Mỹ giới hạn visa cho người lao động nước ngoài trình độ cao và sinh viên cao học ở mức tổng cộng là 85.000 visa một năm. Năm 2014, những nhà tuyển dụng gửi 172.000 hồ sơ xin visa cho nhà chức trách Mỹ cho năm tài chính bắt đầu ngày 1 tháng 10.
thearealrtz ©VietBf