Hoa quả (trái cây) chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng chúng để phát duy các yếu tổ bổ dưỡng đó, trái lại nếu thiếu hiểu biết có thể gây hại cho sức khỏe! Hãy lưu ý những người bị bệnh sau nên hạn chế tối đa ăn trái cây nhé!
Người bệnh động mạch vành, cao huyết áp không nên ăn nhiều hoa quả.
Bệnh mẫn cảm
Người hay mẫn cảm nên ăn ít trái cây thường là trái xoài và trái thơm (dứa). Có người khi ăn hai loại trái cây này thì miệng sẽ bị ngứa ngáy, sưng nặng và nghiêm trọng hơn là bị nổi mề đay.
Người bị bệnh động mạch vành
Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo... Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm bệnh nặng hơn.
Vì trong hoa quả ngoài các chất dinh dưỡng còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía... Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo, không có lợi cho người bệnh.
Bệnh táo bón
Theo Trung Y táo và ổi vốn có tác dụng “bưng bít”, và hai loại trái cây này cũng có thể trị được bệnh tiêu chảy, vì thế những người mắc phải chứng táo bón không nên ăn nhiều hai loại trái này.
Trong táo có chứa Tannin và chất này kết hợp với Protein tạo nên protein tannin có tính bưng bít, khiến cho ruột làm việc một cách chậm chạp và gây nên táo bón.
Bệnh huyết áp thấp
Nếu ăn nhiều vải sẽ dẫn đến bệnh huyết áp thấp và đồng thời có thể mắc các căn bệnh như viêm amiđan, viêm họng. Những người quá mẫn cảm hoặc đường huyết cao không nên ăn nhiều vải.
Bệnh khó tiêu hóa
Với những người này thì khi ăn sầu riêng sẽ không tốt bởi trong sầu riêng có chứa nhiều protein thực vật, ăn nhiều sẽ gây chứng khó tiêu hóa.
Thanh Lê/Theo Khỏe & Đẹp