Ông cựu TT Úc đă ĺa trần cách đây 2 ngày. Cùng vào đó người Việt tị nạn rất biết ơn ông. Nhờ có ông mà nhiều người đến đây đă có cơm no áo mặc. Cùng vietbf.com khám phá thêm về ông.
CANBERRA –Ông Malcolm Fraser được chỉ định vào chức thủ tướng bởi Vương Quốc Anh khi Úc bị khủng hoảng hiến pháp vào năm 1975. Sau đó ông lănh đạo đất nước Úc tám năm, đắc cử ba lần. Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đă qua đời hôm thứ Sáu vừa qua, ở tuổi 84.
Trong văn bản dành cho báo chí được gởi từ văn pḥng của ông ở thủ đô Canberra, gia đ́nh cho biết ông Fraser từ trần “sau một cơn bệnh ngắn ngủi.”
Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đang xem một trận đấu của giải quần vợt Úc Mở Rộng tại Melbourne ngày 30 tháng Giêng, 2015. (Patrick Scala/Getty Images)
Trong ngày chính quyền ban lệnh treo cờ rũ trên toàn quốc, nhiều lời khen ngợi, tri ân, và hoài niệm tuôn trào trên truyền thông cũng như trong chính quyền. Một số nhật báo lớn tại Úc đă đăng những bài phỏng vấn những người tị nạn Việt Nam, ghi nhận những lời biết ân sâu đậm của những người Việt từng đến Úc với hai bàn tay trắng mà nay thành công một phần cũng nhờ chính sách nhân đạo của ông Fraser.
Dù lập trường chính trị của người ta như thế nào, điều không ai tranh căi là ông Fraser đă làm thay đổi nước Úc và thế giới từ khi vị chính trị gia bảo thủ về ngân sách này lên nắm quyền.
Cuộc đời ông nổi bật rơ ràng trong lịch sử chính trị và xă hội nước Úc. Ông Fraser lên nắm quyền trong năm 1975. Ngày đó chưa có tới 400 người Việt sống ở Úc. Đến cuối thời làm thủ tướng của ông, hơn 55,000 người Việt được công nhận là những người tị nạn. Nếu tính các sắc dân khác, tổng số người được tị nạn tại Úc đă lên tới hơn 200,000 người.
Việc ông Fraser lập ra một chính sách tị nạn quan trọng là một hành động của tài lănh đạo chính trị, xác nhận rằng nước Úc đă vượt ra ngoài chính sách tạo một Nước Úc Da Trắng, và mở rộng ṿng tay của ḿnh cho Á Châu và các quốc gia khác trên thế giới.
Chính phủ Fraser đưa ra Đạo Luật Ủy Ban Nhân Quyền vào năm 1981. Ủy ban mang cùng tên của ông đă được thành lập từ đạo luật ấy.
Sau khi ông Fraser rời khỏi chính trường, trong năm 1985 ông là chủ tịch của Commonwealth Group of Eminent Persons against Apartheid in South Africa. Đây là một tổ chức quy tụ những nhân vật nổi tiếng chống lại kỳ thị phân cách chủng tộc ở Nam Phi. Ông Fraser đă gặp ông Nelson Mandela ở trong tù, và từng nói với đài ABC về ông Mandela, “Tôi nhận thấy rằng tôi nh́n thấy nơi ông Mandela tất cả những hoài băo mà chúng ta mong có được. Nhưng trong thâm tâm, chúng ta biết rằng ḿnh chưa làm được những điều ấy.”
Trong nhiều năm, ông đă kịch liệt chỉ trích phương pháp lưỡng đảng của các đảng phái chính yếu, đối với những người tị nạn. Trong năm 2013, ông Fraser viết trên nhật báo Úc The Age, “Kevin Rudd và Tony Abbott được chứng minh rằng không có độ sâu mà họ sẽ không lặn xuống, để thuyết phục dân Úc rằng họ là những người cứng rắn nhất trong mối quan hệ với những người tị nạn. Việc xem những người đi t́m tị nạn là những kẻ xấu xa vẫn c̣n tiếp diễn.”