Các sinh viên người Mỹ đang ngày càng trở nên lạnh nhạt với việc theo học tiếng Trung ở Trung Quốc. Nhiều chương tŕnh đưa du học sinh tới Trung Quốc tại Mỹ đă giảm đáng kể số lượng đăng kư tham gia trong vài năm trở lại đây.
Tại chương tŕnh Giáo dục ở nước ngoài của trường Đại học California (UCEAP), số sinh viên đăng kư tham gia các chương tŕnh học ở Trung Quốc trong năm nay dự kiến sẽ chỉ c̣n chưa bằng một nửa so với con số của 4 năm trước. Tương tự, tại CET – một tổ chức hàng đầu về các chương tŕnh du học ở nước ngoài khác có trụ sở tại Washington – cũng ghi nhận sự hứng thú của các ứng viên đối với Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh từ năm 2013.
Tại Viện Giáo dục quốc tế, số sinh viên của Mỹ đang theo học tại Trung Quốc cũng giảm 3,2% trong năm học 2012 – 2013, xuống c̣n 14.413 học sinh, sinh viên dù tổng lượng sinh viên tại Mỹ theo học tại nước ngoài vẫn tăng đều đặn. Trong khi đó, trái ngược với xu hướng không c̣n thích thú với việc học hành tại Trung Quốc của các sinh viên người Mỹ, các sinh viên người Trung Quốc lại đang thi nhau t́m cách được thụ hưởng nền giáo dục của Mỹ. Số sinh viên người Trung Quốc đang theo học tại Mỹ đă tăng đến 16,5% trong năm học 2013-14, lên thành hơn 274.000 người.
Đối với các sinh viên của Mỹ, t́nh trạng ô nhiễm môi trường đă trở nên nổi tiếng của Trung Quốc là một mối lo ngại đáng kể ảnh hưởng tới quá tŕnh cân nhắc nơi họ sẽ theo học ở nước ngoài. Các cơ hội việc làm cũng là một mối bận tâm khác của họ khi tính toán về việc có sang Trung Quốc học hay không. Bởi, các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc hiện nay chủ yếu thuê người Trung Quốc bản địa. Trong khi đó, tỉ lệ những người Trung Quốc đă đi du học ở nước ngoài đang ngày càng tăng lên. Do đó, các công ty này không cần thiết phải thuê người nước ngoài có thể nói tiếng Trung Quốc nữa. Thay vào đó, họ có thể thuê người Trung Quốc biết ngoại ngữ. “Tôi đă đến Trung Quốc với ư nghĩ tôi có thể học được tiếng Trung Quốc ở đó và kiếm được một công việc có thu nhập cao. Nhưng tôi đă nhanh chóng nhận ra rằng sự thực không như vậy. Rất nhiều người Trung Quốc có thể nói tiếng Anh tốt như tôi và tiếng Trung cũng là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ” – cô Ian Weissgerber, một sinh viên người Mỹ 25 tuổi từng tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc cho hay.
Trong khi đó, ông Wang Huiyao – Chủ tịch Trung tâm Trung Hoa và Toàn cầu hóa, đồng thời là tác giả của một báo cáo về các sinh viên nước ngoài ở Trung Quốc – lại cho rằng nguyên nhân khiến số sinh viên người Mỹ ngày càng ít chọn đến Trung Quốc học hơn là do có quá ít văn pḥng ở Mỹ đưa sinh viên tới Trung Quốc cũng như việc chính phủ Mỹ không thể buộc các trường đại học cử thêm sinh viên Mỹ tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự phai nhạt rơ ràng về sự quan tâm đối với Trung Quốc đă khiến một số nhà quan sát về các vấn đề có liên quan đến Trung Quốc tại Mỹ lo ngại. Ông Robert Daly – Giám đốc Viện Kissinger về các vấn đề Trung Quốc và Mỹ thuộc Trung tâm Wilson ở Washington – cho rằng, với tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, việc có một nhóm những người Mỹ hoạt động ở trong các ngành công nghiệp khác nhau nói tiếng Trung Quốc và hiểu được văn hóa của người Trung Quốc sẽ là một vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia. “Chúng ta không thể trả lời một cách mạch lạc, hiệu quả và đầy đủ với Trung Quốc nếu chúng ta không hiểu được Trung Quốc theo cách hiểu của chính họ” – ông Daly nhận định.
VietSN© Sưu tập