F-35B được coi là máy bay chiến đấu đắt nhất của quân đội Mỹ được thiết kế cho tàu Hải quân Hoàng gia HMS Queen Elizabeth của Anh. Tuy nhiên loại máy bay siêu đắt tiền này đă trở thành một thứ gần như vô dụng do không thể mang vũ khí. Điều này là do các sai lầm trong thiết kế của máy bay đăn đến. Không hiểu hai nước đồng minh thân thiết này sẽ xử lư vụ việc này thế nào.
Máy bay chiến đấu F-35B.
Một sai lầm trong quá tŕnh thiết kế máy bay phản lực chiến đấu, thuộc kế hoạch phát triển sức mạnh quốc pḥng của Lầu Năm Góc, đă khiến máy bay F-35B không thể mang theo các quả bom hiện đại nhất của quân đội Mỹ.
Khoang vũ khí bên trong F-35B là quá nhỏ so với kích thước bom Đường kính nhỏ II ( SDB II ) cần phải vận chuyển của máy bay. Theo yêu cầu, các máy bay chiến đấu đều phải vận chuyển ít nhất là 8 quả bom SDB II trong mỗi lượt tấn công mục tiêu, nhưng F-35B chỉ có thể chứa tối đa 4 quả, một báo cáo từ Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết.
Chương tŕnh phát triển F-35 là một trong các dự án đắt giá nhất của chính phủ Mỹ nhằm tăng cường khả năng tấn công cho các lực lượng vũ trang, tốn khoản 2,5 tỷ USD cho khoảng 10 năm xây dựng. F-35B là 1 trong 3 phiên bản của chương tŕnh phát triển, và nó đă chứng minh cho sự tốn kém trong quá tŕnh phát triển công nghệ cất cánh riêng.
Máy bay chiến đấu F-35B có các cánh quạt nâng, cho phép cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng tương tự một máy bay trực thăng. Tuy nhiên, các loại máy bay F-35 nói chung và F-35B nói riêng, bị hạn chế sử dụng do chi phí quá lớn và thời gian chế tạo quá lâu.
Joe DellaVedova, một phát ngôn viên của chương tŕnh F-35 cho biết, các chuyên gia đang thay đổi một số thiết kế để có thể đảm bảo quá tŕnh sản xuất đúng tiến độ và khả năng vận chuyển vũ khí. Lockhees Martin sẽ nhận được các hợp đồng mới trong năm 2015.
“Đây không phải là vấn đề mới đối với chúng tôi. Chúng tôi đă làm việc với văn pḥng quản lư chương tŕnh SDB II và các nhà thầu từ năm 2007. Sẽ có những thay đổi lớn trong bản thiết kế của F-35 nhằm phù hợp với SDB II,” ông DellaVedova nói.
“Những thay đổi khác sẽ được giữ cho đến khi máy bay đạt đến mức độ hoàn thiện nhất, nhằm đảm bảo quá tŕnh sửa chữa là không ảnh hưởng đến thiết kế dành riêng cho bom SDB II,” ông nói thêm.
Các máy bay chiến đấu F-35B là trung tâm trong kế hoạch củng cố sức mạnh của Hải quân Hoàng gia Anh, hàng chục máy bay đă được chính phủ London đặt mua. Bộ Quốc pḥng Mỹ cũng cho biết, 48 máy bay chiến đấu đă được thiết kế dành riêng cho hai tàu sân bay Anh, HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales.
Trong khi đó, bom SDB II sẽ do Raytheon đảm nhiệm sản xuất. Công ty này cho biết, SDB II có thể bay xa để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay gây nguy hiểm cho phi đội bay.
“Kích thước nhỏ của SDB II cho phép các máy bay vận chuyển nhiều hơn, tham gia tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Trong khi với các loại bom có kích cỡ lớn thường tồn nhiều giờ vận chuyển gây ra nguy hiểm,” Raytheon thông báo.
Hàn Giang (theo Daily Mail )