Nhà chức trách Mỹ trong thời gian qua liên tục phát hiện những lô hàng chứng minh thư hay giấy tờ xe giả có nguồn gốc từ Trung Quốc. T́nh trạng này dấy lên những lo ngại tác động xấu không chỉ tới đời sống sinh viên mà c̣n tới cả an ninh quốc gia của Mỹ.
Gói hàng nhỏ khi chuyển đến Mỹ được bọc bằng một tờ báo tiếng Trung nhằm bảo quản chiếc hộp trang sức nhỏ màu xanh nhạt ở trong có chứa một chiếc ṿng tay đính cườm. Tuy nhiên, chiếc ṿng đó chỉ là một món đồ rẻ tiền. Thứ quan trọng thực ra được giấu ở trong một lớp vải: những chiếc bằng lái xe giả.
Người nhận món hàng trên là một sinh viên 19 tuổi, đang theo học năm 2 đại học tại Mỹ. Trước các điều tra viên, cậu thanh niên cho biết đă quá mệt mỏi v́ không thể ra ngoài chơi cùng những người bạn nhiều tuổi hơn nên đă quyết định dùng một địa chỉ email được một người bạn chỉ cho để mua bằng lái xe giả từ Trung Quốc cho bản thân và những người bạn của ḿnh.
Những tấm giấy chứng minh thư giả được giới sinh viên sống tại các kư túc xá ở Mỹ săn lùng từ năm 1984, khi độ tuổi mua và mang rượu đến những địa điểm công cộng tại nước này được quy định ở mức 21. Qua thời gian, thay v́ sử dụng những “nguồn lực” kiểu cũ như những anh chị nhiều tuổi hơn hay Photoshop để làm giả giấy tờ, các sinh viên Mỹ hiện đang t́m đến cách thức “nhập khẩu chứng minh thư” ḥng qua mặt nhà chức trách.
Tờ New York Times dẫn lời ông Bill Rivera – người đứng đầu bộ phận thư tín quốc tế tại Sân bay quốc tế Kennedy – cho biết, số chứng minh thư và bằng lái giả từ Trung Quốc được chuyển tới nước này đă tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Tại Sân bay quốc tế Kennedy, các nhân viên sân bay gần như ngày nào cũng thu được 1 túi có chứa chứng minh thư và bằng lái giả. Trong giai đoạn từ tháng 10/2013 tới tháng 9/2014, tổng cộng đă có 4.585 chứng minh thư giả được làm tại Trung Quốc bị phát hiện tại sân bay này, chủ yếu là giấy tờ giả được chuyển tới cho các sinh viên đại học. “Thành thật mà nói, nhiều giấy tờ này nh́n rất giống thật” – ông Rivera cho hay.
Trong khi đó, ông Brian Bell – chỉ huy bộ phận giám sát tại Sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago – cho biết, những chiếc chứng minh thư giả có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được giấu trong những món đồ khác nhau, trong đó có khung tranh hay các hộp đựng b́nh trà. Do đó, để t́m được giấy tờ giả trong đó cần phải xem xét rất kỹ lưỡng cũng như sự nhạy bén của các nhân viên kiểm tra. Ví dụ như các nhân viên hải quan có thể phát giác đồ giả nhờ việc thắc mắc tại sao lại có người gửi bộ ấm chén trị giá 3 hay 4 USD tới một trường đại học. Ngoài ra, số giấy tờ giả được chuyển đến Mỹ cũng thường gia tăng đáng kể trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, khi sinh viên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho ḿnh.
Thông thường, khi bị nhà chức trách tịch thu chứng minh thư hay giấy phép lái xe giả, các sinh viên đă đứng ra “đặt hàng” từ Trung Quốc sẽ bị mất trắng số tiền đă bỏ ra làm giấy tờ giả. Nhưng trong một số trường hợp, họ cũng có thể gặp rắc rối khi những giấy tờ giả được chuyển tới Bộ An ninh Nội địa để kiểm tra v́ những lo ngại tới an ninh quốc gia. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức ông Jesse White – thư kư bang Illinois – hồi tháng 10 vừa qua đă phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích mọi người không mua giấy tờ giả, đồng thời cảnh báo các h́nh phạt nặng đối với những người bị phát hiện mua giấy tờ giả.
Ngoài việc có nguy cơ bị mất trắng tiền khi bị những người nhận làm giấy tờ giả lừa đảo, nhà chức trách Mỹ cũng cảnh báo những người có ư định mua giấy tờ giả về nguy cơ bị mất thông tin cá nhân và các thông tin về tài khoản tín dụng khi gửi các thông tin và h́nh ảnh của ḿnh tới Trung Quốc để làm giấy tờ giả và thanh toán bằng các kênh chuyển tiền, từ đó kéo theo những hậu quả khôn lường.
VietSN © Sưu tập