(B́nh luận quân sự) - Tại cuộc duyệt binh trong “Ngày Cộng ḥa”, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Obama, Ấn Độ đă khoe dàn vũ khí khủng, phần lớn có xuất xứ Nga.
Tổng thống Mỹ Barak Obama đă đến Ấn Độ trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước từ 25 đến ngày 27 tháng 1. Đây là chuyến thăm Ấn Độ thứ 2 của ông Obama, đồng thời ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên hai lần sang thăm New Dehli. Trước đó, vị nguyên thủ quốc gia Mỹ đă thăm nước này vào năm 2010, trong nhiệm kỳ trước đó của ḿnh.
Ông Obama đặt chân đến New Dehli mang theo những hy vọng về một bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác quốc pḥng 2 nước. Điều này có vẻ như rất khả quan khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă vi phạm “nghi thức ngoại giao” khi đích thân đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tại chân cầu thang máy bay.
Trong thời gian qua, Mỹ-Ấn đă đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về hợp tác quốc pḥng. Năm nay, mặc dù không có kế hoạch kư kết hợp đồng quốc pḥng nào nhưng New Dehli và Washington cũng chuẩn bị làm mới quan hệ hợp tác quốc pḥng giữa 2 nước.
Hiệp định khung Quốc pḥng Mỹ - Ấn, có thời hạn 10 năm, được kư vào năm 2005 dưới thời tổng thống George W. Bush sắp hết hạn. Hiệp định này thiết lập một cơ chế chung cho quan hệ song phương, đề ra 4 lợi ích cùng chia sẻ, 13 lĩnh vực hợp tác và thiết lập nhiều cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ định hướng cho quan hệ quốc pḥng.
Washington và New Delhi cũng sẽ t́m cách để tận dụng triệt để Sáng kiến Thương mại và Công nghệ Quốc pḥng (DTTI), công bố năm 2012. Đây là một thỏa thuận có nội dung hỗ trợ thúc đẩy hợp tác Mỹ - Ấn trong lĩnh vực công nghệ quốc pḥng và cho phép cùng hợp tác phát triển các hệ thống quốc pḥng then chốt.
Các quan sát viên theo dơi mối quan hệ Mỹ - Ấn lâu năm đều hiểu rằng DTTI chỉ là một biên bản thể hiện sự thỏa hiệp nửa vời giữa khát vọng về thương mại của Mỹ với ưu tiên đầu tiên của Ấn Độ trong hợp tác quốc pḥng là chuyển giao công nghệ từ Washington, nhằm giúp New Delhi xây dựng một nền công nghiệp quốc pḥng bản địa.
Những vướng mắc đáng thất vọng trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước có thể sẽ được giải quyết triệt để trong chuyến thăm lần này. Ông Frank Kendall, thứ trưởng chuyên trách giao dịch quốc pḥng, công nghệ và dịch vụ hậu cần của Mỹ cùng đồng sự, đă tới New Delhi để chốt một số chi tiết quan trọng với đối tác Ấn Độ trước thềm chuyến thăm của ông Obama.
Theo các nguồn có khả năng tiếp xúc với các thông tin mật, Ấn Độ và Mỹ sẽ cố gắng phá vỡ t́nh trạng tŕ trệ bấy lâu bằng hai dự án hợp tác thử nghiệm, bao gồm phát triển máy bay không người lái RQ-11 “Raven” và cải tiến máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules.
Tuy đây vẫn không phải là những dự án có tính chất đột phá nhưng giới chuyên gia cho rằng những bước nhỏ bé này sẽ giúp thổi làn gió mới, tạo đà thúc đẩy cho việc áp dụng sáng kiến trên.
Dù các quan chức đôi bên không lên tiếng thừa nhận nhưng có thể khẳng định rằng, 2015 sẽ là năm "quyết định thành bại" đối với DTTI - ông Joshua White, phó giám đốc chương tŕnh Nam Á tại Trung tâm Stimson, cựu cố vấn Lầu Năm Góc đưa ra đánh giá.
Trong buổi duyệt binh chỉ có sự tham gia của chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I Neptune (phiên bản xuất khẩu của P-8A Poseidon) Mỹ
Trong buổi duyệt binh chỉ có sự tham gia của chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I Neptune (phiên bản xuất khẩu của P-8A Poseidon) Mỹ
Mỹ và Ấn Độ cũng có thể sẽ thảo luận các biện pháp mới nhằm bổ sung vào những tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến thăm của ông Modi tới Washington 4 tháng trước. Đồng thời, hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, huấn luyện, trao đổi quân sự cũng sẽ góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ.
Trước những diễn biến trên Biển Đông năm 2015 được dự báo vẫn phức tạp, giới quan sát cũng chờ đợi những bước phát triển mới trong hợp tác hàng hải Mỹ - Ấn, bao gồm cả khả năng tiếp tục tiến hành cuộc tập trận chung Malabar, vốn gây nhiều tranh căi trước đây.
Ông Obama được Ấn Độ chiêu đăi “đặc sản vũ khí Nga”
Trong suốt buổi duyệt binh trong lễ hội quốc gia Ngày Cộng ḥa ở Ấn Độ, ngồi bên cạnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đệ nhất phu nhân Michelle Obama nhưng nhà lănh đạo Mỹ không thể bỏ món kẹo cao su trong thời gian tham dự.
Khi nói điều ǵ đó, ông Obama nhả miếng kẹo cao su ra rồi sau đó lại bỏ vào miệng bắt đầu nhai và lặng lẽ ngắm hàng đoàn vũ khí Ấn Độ, trong đó có rất nhiều vũ khí Nga duyệt binh qua lễ đài. Ông nghĩ ǵ về thực chất mối quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn và Nga - Ấn?
Trong buổi duyệt binh này, Ấn Độ tiếp tục giới thiệu với Tổng thống Mỹ hàng loạt các loại vũ khí, khí tài quân sự hiện đại, trong đó phần lớn là vũ khí do Nga chế tạo, hoặc liên danh sản xuất với Ấn Độ, như tăng chủ lực T-90, tiêm kích Su-30MKI, tiêm kích hạm MiG-29K, tên lửa BrahMos có khả năng mang đầu đạn hạt nhân...
Trên bầu trời xuất hiện những chiếc tiêm kích hạm thế hệ mới nhất MiG-29K do Nga bán cho Ấn Độ, được cho là mạnh hơn các loại tiêm kích hạm Su-33 (của Nga) và J-15 (Trung Quốc), trang bị trên tàu sân bay INS Vikramaditya (nguyên là tuần dương hạm "Đô đốc Gorshkov") do Nga cải tạo lại cho Ấn Độ và những tàu sân bay quốc nội như INS Vikrant, chế tạo kiểu Nga.
Những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ cũng là niềm tự hào của hợp tác công nghệ quốc pḥng 2 nước khi loại tiêm kích này được coi là mạnh nhất trong thế hệ Su-30 được bán khắp nơi trên thế giới, tích hợp các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga-phương Tây, không kém cạnh Su-30SM của Nga.
Trong tương lai, với khoảng 300 chiếc chiến đấu cơ thế hệ 4 Su-30MKI và cũng từng ấy chiếc tiêm kích tàng h́nh thế hệ 5 FGFA (phiên bản hợp tác Nga-Ấn, dựa trên nền tảng Sukhoi T-50 PAK FA của Nga), có thể nói rằng, New Dehli vẫn dựa vào Nga để tăng cường sức mạnh cho lực lượng tác chiến không quân.
Một số loại máy bay phục vụ, bảo đảm của Nga hiện đang đóng vai tṛ quan trọng trong không quân Ấn Độ là máy bay vận tải hạng nặng Ilyushin Il-76 Candid, máy bay tiếp dầu Ilyushin Il-78 Midas và máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không Beriev A-50 Mainstay và các loại máy bay trực thăng vũ trang, vận tải…
Sau đội ngũ diễu hành bộ binh và kỵ binh trong quân phục đen và vàng, phía chủ nhà đă giới thiệu cho ông Obama thấy nhóm xe tăng T-90 do Nga chế tạo sơn màu vàng-xanh và các hệ thống tên lửa chống hạm lừng danh BrahMos do liên doanh Nga-Ấn chế tạo.
Hiện nay, khoảng 800 xe tăng thế hệ T-90 của Nga đang là xương sống cho lực lượng lục quân Ấn Độ (đặt mua thêm 1000 chiếc nữa) cùng với khoảng 1700 chiếc khác thuộc thế hệ T-72, 715 chiếc T-55 nâng cấp cùng với gần 3000 xe bọc thép các loại của Nga đă tạo nên sức mạnh cho lục quân Ấn Độ.
Hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm lừng danh BrahMos cũng là một niềm tự hào chung của Nga-Ấn. 2 nước đă tạo ra một thương hiệu tên lửa số 1 thế giới với đầy đủ các phiên bản phóng từ trên không, tàu mặt nước, tàu ngầm và từ mặt đất với khả năng tấn công chống hạm và đối đất cực kỳ uy lực.
Nếu có một cuộc diễu hành của hải quân, ông Obama sẽ được chứng kiến thêm hàng chục chiếc tàu ngầm Kilo cùng các tàu sân bay kiểu Nga cùng với những tàu hộ vệ hiện đại, trang bị những tên lửa có uy lực rất mạnh như BrahMos hay 3M54 của Nga thuộc lớp Talwar Project 11356.
Trong số hàng chục loại vũ khí sản xuất trong nước và nhập ngoại được Ấn Độ mang ra diễu hành, ông Obama chỉ được an ủi bằng một loại vũ khí “Made in America” duy nhất là máy bay tuần tiễu chống ngầm "Boeing" P-8A Poseidon (Phiên bản Ấn Độ là P-8I Neptune).
Xem tiếp kỳ sau: Ấn Độ loại vũ khí Mỹ v́ thiếu tin tưởng chính trị?
BDV
|
|