Chào bác sĩ,
Cháu thường xuyên gặp t́nh trạng tê tay khi đang đi xe máy và khi cầm bút viết. Thỉnh thoảng, có những khi không làm ǵ nhưng tay cũng đột nhiên bị tê. Cháu không biết đây có phải là triệu chứng của một căn bệnh nào đấy không? Xin bác sĩ Mèo giải đáp và cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn bác sĩ. (hai…@gmail.com)
Trả lời:
Chào cháu,
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng tê tay, được chia làm 2 nhóm chính là tê tay do sinh lư và tê tay do bệnh lư.
Tê tay sinh lư
Khi chúng ta phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế mà không được thay đổi hay vận chuyển, máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sản sinh ra các axit và gây tê tay. Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng có thể bị tê tay khi trời trở lạnh do sức đề kháng kém, gặp nhiệt độ lạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ, từ đó dẫn đến cảm giác này.
Tê tay bệnh lư
Tê tay cũng là triệu chứng của một số căn bệnh khá nguy hiểm:
- Thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali cũng gây ra cảm giác tê tay chân một cách bất thường.
- Các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo ph́ gây tê và mất dần cảm giác ở các chi. Bệnh càng nặng th́ cảm giác tê càng nhiều, về lâu dài sẽ dẫn đến teo cơ.
- Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp sẽ có cảm giác tê nhức do rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
- Nhiễm độc thạch tín, thủy ngân hoặc viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng gây ra các triệu chứng tê nhức.
Cách xử lư
Với trường hợp tê tay do sinh lư, cháu chỉ cần vận động nhẹ nhàng, xoa bóp, thư giăn, cảm giác tê tay sẽ nhanh chóng mất đi. Lưu ư, tránh giữ cơ thể trong một tư thế quá lâu.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài, thường xuyên xảy ra ngay cả khi vận động hoặc diễn ra bất thường, cháu nên tới các cơ sở y tế để khám. Rất có thể, đó chính là triệu chứng của một trong các căn bệnh trên. Bởi vậy, cháu nên khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời.
Chúc cháu luôn khỏe mạnh.