Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cáo buộc phe nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine "cướp đất một cách trắng trợn".
Nhận định trên của ông Kerry được đưa ra sau khi có một số thông tin nói quân nổi dậy đă mở rộng vùng kiểm soát, vi phạm kế hoạch ngừng bắn.
Ukraine nói Nga chi viện hơn 9.000 quân cho phe nổi dậy, điều mà Moscow đă bác bỏ.
Trong khi đó, các ngoại trưởng từ Ukraine, Nga, Pháp và Đức đă cùng kêu gọi chấm dứt giao tranh, sau cuộc gặp tại Berlin.
Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói dù đây không phải là sự đột phá, "nhưng tôi nghĩ chúng tôi đă nh́n thấy những bước tiến rơ ràng".
Ông cũng nói các bên đă nhất trí trước kế hoạch rút lui vũ khí hạng nặng ra xa 15km so với đường ranh giới được ấn định trong thỏa thuận hồi năm ngoái.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov được hăng thông tấn Interfax dẫn lời nói nếu vũ khí hạng nặng được rút lui, "chúng ta có thể bàn về việc thực sự xuống thang xung đột".
'Chiếm đóng'
Ông Kerry nói xung đột gia tăng là điều "đáng báo động" và nói Hoa Kỳ đang "đặc biệt quan ngại" trước ư định mở rộng vùng kiểm soát ở miền Đông của phe nổi dậy.
"Đây là hành động cướp đất một cách trắng trợn và vi phạm trực tiếp thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk mà họ đă kư," ông nói.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, cáo buộc Nga đă leo thang bạo lực.
Bà cũng nói kế hoạch ḥa b́nh mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất không khác nào một kế hoạc chiếm đóng quân sự.
"Kế hoạch này t́m cách hợp thức hóa những vùng lănh thổ do quân nổi dậy chiếm được hồi tháng Chín cũng như hợp thức hóa việc quân đội và khí tài của Nga được triển khai trên lănh thổ Ukraine," bà nói tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
"Hăy lật tẩy kế hoạch ḥa b́nh của ông Putin và gọi nó bằng đúng tên - kế hoạch chiếm đóng của Nga".Ông Puntin đă đề xuất kế hoạch trên hồi tuần trước nhưng Điện Kremlin cho biết Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đă bác bỏ đề xuất này.
Người phát ngôn của ông Putin nói kế hoạch này kêu gọi hai bên ngừng bắn và rút lui pháo hạng nặng.
Tuy nhiên bà Power nói kế hoạch này sẽ miễn cho Nga các trách nhiệm được quy định trong thỏa thuận tại Minsk, Belarus, hồi tháng Chín, trong đó Moscow hứa sẽ rút lui các binh sỹ và trao trả đường biên giới quốc tế cho Ukraine.
Sân bay 'bỏ trống'
Hơn 4.800 người đă thiệt mạng và khoảng 1,2 triệu người mất nơi ở sau khi quân nổi dậy thân Nga chiếm đóng nhiều khu vực thuộc vùng Luhansk và Donetsk hồi tháng Tư.
Động thái trên diễn ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng Ba.
Các đợt giao tranh ác liệt nhất trong những ngày gần đây là ở sân bay Donetsk, nơi quân chính phủ và phe nổi dậy đă giành quyền kiểm soát suốt nhiều tháng trời.
Một số tin chưa được kiểm chứng vào tối 21/1 nói quân đội Ukraine đă rút lui khỏi đống đổ nát của công tŕnh này.
Một số thông tin khác cho biết quân nổi dậy đă mở các đợt tiến công mới về phía tây bắc thành phố Luhansk. Xung đột được nói là đang diễn ra ở hai chốt canh dọc một con đường chính.
Hôm 21/1, Tổng thống Poroshenko nói Nga có khoảng 9.000 quân, 500 xe tăng, nhiều pháo hạng nặng cũng như xe bọc thép chở lính ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Switzerland, ông nói: "Nếu đây không phải là hành động xâm lược, th́ như thế nào mới gọi là xâm lược?"
Ông Poroshenko cũng phải rút ngắn chuyến công du tại Davos do t́nh h́nh xấu đi tại Ukraine.
Nga đă nhiều lần bác bỏ cáo buộc từ Ukraine và phương Tây rằng nước này đang chi viện quân cũng như vũ khí cho phe nổi dậy.
Tuy nhiên Moscow thừa nhận nhiều 't́nh nguyện quân' của Nga đang chiến đấu trong hàng ngũ phe ly khai.
Phát biểu trước thềm đối thoại ở Berlin, Thủ tướng Angela Merkel tỏ ra bi quan về khả năng có một sự đột phá về ngoại giao.
"Tôi không muốn tạo sự kỳ vọng lớn," bà nói.
"Có vẻ như lệnh ngừng bắn đang đứng trước bờ vực đổ vỡ".
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói một dự luật mới, trong đó nâng quân số của Ukraine lên 250.000 quân, đă được tŕnh lên Quốc hội hôm 21/1.
Con số này cao hơn 68.000 binh sỹ so với trước đây, theo số liệu của chính phủ
bbc
|