Stephane 'Charb' Charbonnier
Charbonnier, giống như tạp chí của ḿnh, không xa lạ với những cuộc bút chiến đả kích nhiều đối tượng, kể cả Công giáo. Theo Sky News, Charbonnier, 47 tuổi, trở thành tổng biên tập của Charlie Hebdo năm 2009.
Stephane Charbonnier, tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN
B́a tranh mới nhất của tạp chí Charlie Hebdo đăng bức tranh biếm họa gây tranh căi vẽ tác giả người Pháp Michel Houellebecq, người từng viết một cuốn tiểu thuyết về người Hồi giáo ở Pháp. Đây là đất nước có dân số theo đạo Hồi nhiều nhất Tây Âu, ước tính khoảng 4,7 triệu tín đồ.
Tháng 11/2011, văn pḥng tạp chí Charlie Hebdo bắt lửa ngay ngày xuất bản trang b́a chế giễu luật Hồi giáo. "Đó là một mớ hỗn độn khó tả", Charbonnier nói với CNN lúc đó. "Mọi thứ đều tan chảy: bàn phím, máy tính. Mọi thứ cháy rụi. Tất cả đồ đạc của chúng tôi chỉ c̣n là tro bụi".
Một năm sau, trong cuộc phỏng vấn với báo Le Monde, Charbonnier không bộc lộ dấu hiệu nào cho thấy ông có kế hoạch thay đổi Charlie Hebdo. "Nói ra có vẻ khoa trương", ông nói, "nhưng tôi thà chết vinh c̣n hơn sống nhục".
"Chúng tôi làm tranh đả kích, đă 20 năm nay chúng tôi vẫn đang làm việc chọc giận này. Người ta chỉ chú ư khi chúng tôi bàn về đạo Hồi hay một phần của Hồi giáo, phần chuyên gây sự mà chỉ là thiểu số", Charbonnier nói với BFMTV năm 2012.
Tháng 9/2012, khi Pháp đóng cửa một loạt đại sứ quán ở 20 quốc gia trong bối cảnh dấy lên cuộc tranh căi toàn cầu về bộ phim bài Hồi giáo "Sự ngây thơ của người Hồi giáo", tạp chí đă xuất bản một ấn phẩm trong đó nhà tiên tri Mohammed ngồi trên một chiếc xe lăn đang được một người Do Thái đẩy đi.
Tạp chí Inspire của tổ chức al-Qaeda ấn bản tháng 3/2013 có một bức họa tựa đề "Kẻ bị truy nă: Sống hoặc Chết", trong đó có ảnh Charbonnier.
Cái chết của ông và các cộng sự đang thúc đẩy một làn sóng thể hiện t́nh đoàn kết ở Pháp và khắp thế giới. Trên các phương tiện truyền thông xă hội, xuất hiện một xu hướng mới, người ta đăng những bức tranh cuối của tạp chí lên mạng và viết "Je suis Charlie", nghĩa là "Tôi là Charlie".
Georges Wolinski
Georges Wolinski, họa sĩ tranh biếm họa của tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN.
Wolinski, 80 tuổi, bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh biếm họa chính trị năm 1950. Họa sĩ vẽ tranh biếm họa người Mexico Felipe Galindo là bạn của Wolinski, từng được ông trao thưởng.
"Ông ấy là một nghệ sĩ châm biếm vĩ đại", Galindo nói. "Ông ấy chẳng kiêng kị điều ǵ, sục sạo mọi thứ. Nhưng đó là một trang quân tử, một người tử tế".
Galindo nói rằng Wolinski - người từng làm ở ban biên tập tạp chí Charlie Hebdo, và những nhà thơ trào phúng khác theo đuổi "truyền thống châm biếm chính trị của Pháp về vua chúa, Napeleon và mọi thứ. Họ theo đuổi truyền thống đó đến cùng".
Wolinski và những người khác quan tâm đến nguy cơ công dân Pháp bị trả đũa hơn bản thân ḿnh, Galindo nói.
"Họ rất tự hào về di sản của ḿnh, của đất nước, của tự do ngôn luận", ông nói. "Họ là vật tế thần. Nhưng ng̣i bút mạnh hơn gươm súng. Ư chí của họ thực thi quan điểm về bảo toàn tự do ngôn luận của chúng ta".
Trên tài khoản Instragram lấy tên Wolinskikiki, con gái họa sĩ, đăng bức h́nh pḥng làm việc của bố cùng ḍng chú thích "Bố mất rồi, nhưng Wolinski bất tử". Ảnh: CNN
'Tignous' Verlhac Bernard
Verlhac, 58 tuổi, là nhân viên tạp chí Charlie Hebdo. Họa sĩ vẽ tranh châm biếm Ecuador Xavier Bonilla, 50 tuổi, nói rằng ông quen Verlhac qua Hội thảo quốc tế Tranh châm biếm v́ Ḥa b́nh.
"Tignous là người có tính hài hước tuyệt vời, và là người ngay thẳng", Bonilla nói. "Anh ấy có niềm tin mạnh mẽ vào tự do báo chí, điều đó thể hiện rơ ràng qua tranh anh vẽ. Anh là người hoàn toàn tự do, theo nghĩa trọn vẹn, tự do sáng tạo nghệ thuật và xuất bản tranh mà không hề e sợ".
Bonilla nhớ lại một buổi chiêu đăi tham dự cùng Verlhac ở Đại sứ quán Pháp ở Bogota, Colombia.
"Anh ấy yêu cầu 10 phụ nữ ngồi làm mẫu trên ghế sofa", Bonilla nói. "Tignous bắt tay vào vẽ tất cả bọn họ. Xong xuôi, anh đưa họ xem và mấy cô đó không lấy làm vừa ư v́ đó là tranh hoạt họa, vẽ họ không xinh đẹp. Lúc đó anh chỉ bảo: 'Tôi vẽ các cô đúng như vẻ bề ngoài và đúng như cách tôi nh́n nhận các cô'. Sau đó anh cười phá lên. Đó chính là chất hài hước thâm thúy luôn hiện hữu trong biếm họa của anh. Anh ấy vẽ rất giỏi. Đó là một nghệ sĩ vĩ đại".
Verlhac Bernard, họa sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công vào ṭa soạn tạp chí Charlie Hebdo tại Pháp. Ảnh: CNN.
Jean 'Cabu' Cabut
Cabut, 76 tuổi, vẽ mảng truyện tranh và biếm họa cho tạp chí Charlie Hebdo, có tác phẩm đầu tay xuất bản trên báo Paris năm 1954. Ông học vẽ tại École Estienne.
Năm 2006, ông vẽ một bộ biếm họa gây tranh căi, mô tả nhà tiên tri Mohammed đăng trên trang b́a của tạp chí Charlie Hebdo.
Jean 'Cabu' Cabut, họa sĩ của tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN
Philippe Honore
Honore đăng bức tranh châm biếm cuối cùng trên tài khoản Twitter của tạp chí Charlie Hebdo sáng hôm qua. Bức tranh vẽ lănh tụ nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al Baghdadi đang chúc mừng năm mới 2015.
Trong bức tranh, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo cực đoan được vẽ kèm lời phát biểu 'Chúc sức khỏe'.
Philippe Honore, họa sĩ thiệt mạng trong vụ xả súng hôm qua tại ṭa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN
Hồng Hạnh (Theo CNN)