Một câu chuyện vui đang được lan truyền rộng răi trong giới phân tích kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại là việc ví sự di chuyển ồ ạt của các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài do kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại cũng giống như loài chim di cư vào mùa đông.
Nếu như vào mùa xuân, loài chim sẽ quay trở về th́ ngày về của các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc có vẻ như là một viễn cảnh quá xa vời. Nhưng, bất chấp tất cả những điều đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn sống khỏe ngay trên chính mảnh đất quê hương của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Điều có vẻ như một sự nghịch lư đó trên thực tế lại không có ǵ khó hiểu. Phần lớn các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc đều là những doanh nghiệp cung cấp chủ lực cho quá tŕnh phát triển ồ ạt của nước này trong ba thập kỷ qua, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nặng, xây dựng và tài chính.
Sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc đă đẩy các tập đoàn này bành trướng theo một cách nhanh chóng. Nhưng khi mà guồng máy phát triển của Trung Quốc chậm lại, th́ các tập đoàn này buộc phải lựa chọn: hoặc là tự cắt giảm quy mô, hoặc là chuyển bớt năng lực sản xuất ra nước ngoài.
Việc quá chú trọng đến các lĩnh vực cốt lơi của phát triển kinh tế của các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc v́ thế bị đánh giá đă tạo nên sự lệch lạc. Trong khi hầu hết các tập đoàn lớn nhất Trung Quốc đều thuộc các lĩnh vực công nghiệp nặng, tài chính hay xây dựng th́ số tập đoàn thuộc lĩnh vực công nghệ cao hay các sản phẩm xa xỉ và thông minh lại quá ít.
Điều này không có ǵ lạ khi hầu hết các tập đoàn này đều đi lên nhờ những mối quan hệ đặc biệt với chính phủ và tận dụng quá tŕnh tăng trưởng kinh tế để làm giàu qua các hợp đồng đặc biệt vốn được coi là việc dễ dàng hơn là đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao vốn khó khăn hơn rất nhiều.
Và giờ đây, người Trung Quốc đang phải trả giá. Khi mà khá nhiều tập đoàn của nước này phải di tản ra nước ngoài v́ nhu cầu trong nước sụt giảm, th́ các tập đoàn nước ngoài thuộc các lĩnh vực công nghệ cao vẫn đang ung dung khai thác thị trường nội địa béo bở của Trung Quốc. Những hàng xa xỉ phẩm như ô tô, điện thoại thông minh, mỹ phẩm và đồ trang sức của nước ngoài vẫn đang được tiêu thụ ồ ạt ở đất nước Đông Á này, ở Trung Quốc hiện tại có thể không cần thép, không cần xi măng, nhưng nhu cầu đối với điện thoại hay ô tô th́ chẳng bao giờ là thừa cả.
Chính v́ thế, trong khi các tập đoàn bản địa đang phải bán xới ra nước ngoài làm ăn, th́ các tập đoàn nước ngoài lại đang chi những khoản tiền khổng lồ để bôi trơn hệ thống vận hành ở thị trường Trung Quốc. Gần nhất là hăng xe nổi tiếng BMW đă chấp nhận chi 5,1 tỉ Nhân dân tệ, tương đương 820 triệu USD để cải thiện khả năng vận hành của hệ thống phân phối các nhà bán lẻ của hăng ở Trung Quốc.
Điều này không có ǵ lạ khi doanh số của hăng này ở Trung Quốc vẫn đang tăng mạnh, trong 11 tháng đầu năm 2014 doanh số của BMW ở Trung Quốc đă lên tới 415.200 xe và được dự báo sẽ c̣n cao hơn nữa.
Việc BMW cùng một số hăng ô tô khác mạnh tay chi tiền để tăng khả năng vận hành của hệ thống phân phối đang cho thấy tiềm năng của thị trường Trung Quốc không những không giảm mà c̣n có dấu hiệu tăng lên, bất kể kinh tế nước này được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới. Điều này là kết quả trực tiếp của việc tăng trưởng kinh tế ồ ạt trong ba thập kỷ qua của Trung Quốc, khi đă tạo ra một lượng lớn tầng lớp thượng lưu ở nước này với khả năng tạo một nguồn lực lớn cho thị trường quốc nội.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đă sai lầm trong chiến lược phát triển của ḿnh khi đă bỏ qua không phát triển khả năng khai thác một bộ phận quan trọng của thị trường quốc nội là tầng lớp thượng lưu mới nổi.
Số lượng sản phẩm công nghệ cao và hàng xa xỉ phẩm do các tập đoàn Trung Quốc phát triển là quá ít, và đang bị đè bẹp bởi các tập đoàn lớn nước ngoài. Và nghịch lư là trong khi các tập đoàn Trung Quốc phải chuyển dần ra nước ngoài th́ thị trường quốc nội béo bở của nước này lại đang gần như nằm trọn trong tay các tập đoàn nước ngoài.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)