Saltykovskaya là nhà ga xe lửa chết chóc ở Moscow, chính xác là ở vùng ngoại ô Balashikha đông dân cư. Nhà ga này không có đường ngang an toàn để hành khách đi bộ ngang qua đường ray, chỉ có một rào chắn và một ngọn đèn đỏ mà người ta thường quên mất.
Nhà ga Saltykovkaya không có đường ngang
Hiện nhà báo Sergey Sobolev đang tiến hành một cuộc vận động Công ty đường sắt Nga (thuộc nhà nước) xây một đường ngang an toàn.
Có vợ bị xe lửa húc chết tại nhà ga xe lửa chết chóc ở Moscow hồi đầu năm 2013, ông nêu hàng năm có 20 đến 25 người chết ở nhà ga và ở các đường ngang, trong khi báo giới địa phương nêu số người chết v́ tai nạn xe lửa ở đây là 30 người.
Công ty đường sắt Nga nói các con số này quá cao và quy trách nhiệm cho khách bộ hành vi phạm các quy định an toàn.
Đầu năm 2013, công ty nói có 9 tai nạn tại nhà ga này trong hai năm trước, nhưng không nói số người chết. Năm 2013 và 2014 th́ có 4 tai nạn nhưng cũng không nêu số người chết.
Công ty trả lời e-mail cho hăng tin Reuters, rằng đă công bố các biện pháp an toàn, như hạn chế tốc độ xe lửa từ 120 xuống 60 km/giờ, hoặc đang xây một đường ngang ngầm.
Lương của người gác chắn và nhà nghỉ của chủ tịch đường sắt
Theo Reuters, đường sắt và số tử vong là một mảng đời sống ở Nga thời Tổng thống Vladimir Putin, người sẽ kỷ niệm 15 năm nắm quyền lực, sau dịp giao thừa 1999 ông được người tiền nhiệm Boris Yeltsin chỉ định làm lănh đạo Nga.
Trong 14 năm qua, Nga phát triển thịnh vượng một cách đáng kể, so với thời hỗn mang kinh tế những năm 1990. Nga tổ chức các dự án lớn như các tuyến đường sắt cao tốc, bệnh viện mới và tổ chức Olympic mùa đông Sochi 2014.
Nhưng đằng sau những dự án thu hút sự chú ư ấy, ở vài nơi lại không có cơ sở hạ tầng cơ bản.
Vấn đề là nguy cơ suy thoái kinh tế đang phủ bóng đen, khiến khả năng cung cấp dịch vụ của nhà nước chịu thêm những sức ép. Nhiều người Nga phàn nàn các tiện nghi cơ bản nghèo nàn hoặc không có, trong khi chất lượng cuộc sống của dân thường c̣n kém xa phương Tây, theo Reuters.
Elena Kachalina là nữ nhân viên gác chắn ở nhà ga Saltykovskaya kể: năm 2007, chỉ mới làm việc được ba ngày, bà đă chứng kiến một đoàn tàu húc chết một thanh niên băng ngang đường ray. Sau đó, bà đă quen với những vụ tai nạn thường xảy ra.
Công tác gác chắn giúp Kachalina hưởng mức lương 30.000 rúp/tháng, tương đương 520 USD, giảm so với mức 860 USD trước khi đồng rúp mất giá.
Gia đ́nh bà gồm 6 người sống chung trong căn hộ một pḥng ngủ và một bếp gần nhà ga.
Cuộc sống này khác hẳn mảng đời của giới nhà giàu, ví dụ chủ tịch Công ty đường sắt Nga Vladimir Yakunin bị cáo buộc có một nhà nghỉ lộng lẫy.
Hồi tháng 11, báo điện tử Gazeta.ru phỏng vấn, ông Yakunin nói đă bán ṭa nhà ấy, nhưng “có một thỏa thuận rằng ông ấy có thể thăm nhà nếu cần thiết”. Người phát ngôn của ông xác nhận thông tin này với Reuters.
Ông Yakunin là một bạn thân của Tổng thống Putin, người vẫn được dân Nga tín nhiệm cao, dù có những nghi ngờ về các quan chức quyền thế tham nhũng.
Người nghèo Nga vẫn tin Tổng thống Putin
Khi ông Putin nắm quyền lực từ Tết dương lịch 2000, giá dầu thô là 30 USD/thùng cho đến giữa năm 2003. Tuy lúc đó GDP Nga chưa tăng, nhưng thu nhập mỗi đầu người tăng từ 1.772 USD (tính theo tỷ giá hiện nay) lên 2.975 USD năm 2003, theo Ngân hàng thế giới (WB).
Từ giữa năm 2003 trở đi, thị trường năng lượng bùng nổ, dầu thô đạt 70 USD/thùng năm 2006, rồi hơn 100 USD/thùng. Ngoại tệ chảy tràn vào ngân sách Nga nhờ xuất khẩu dầu thô. Theo WB, GDP mỗi đầu người tăng lên 11.700 USD năm 2008 và số liệu mới nhất là lên 14.612 USD năm 2013.
Đó là lư do dân Nga rất tín nhiệm ông Putin, kể cả vào lúc này có dự báo kinh tế Nga suy thoái 4% trong năm 2015, do giá dầu thế giới rớt mạnh, cùng việc Nga bị phương tây cấm vận với cớ Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Hiện giá dầu là 60 USD/thùng, giảm gần 50% so với một năm trước, và đồng rúp mất giá, phải mất hơn 50 rúp mới mua được 1 USD, so với 33 rúp “ăn” 1 USD hồi đầu năm nay.
Để tiết kiệm tiền, người Nga vội mua USD, đồng euro hoặc các hàng hóa nhiều tiền như tủ lạnh, xe con. Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev cho một kênh phát thanh Nga biết: dân Nga mua 30 tỉ USD tiền mặt trong năm 2014.
Cụ Pavel Lunyov là một người Nga không hề quy trách nhiệm cho Tổng thống Putin, về việc ngôi làng Baskaki (cách Moscow 200 km) của cụ không hề có đường sắt cao tốc, không có xe lửa. 7 km đường bộ vào làng vẫn chưa lát vỉa hè và làng chỉ c̣n 15 cư dân.
Cụ Lunyov, 73 tuổi, chỉ quy trách nhiệm cho nạn quan chức tham nhũng và vô kỷ luật: “Làng tôi bắt đầu tàn tạ từ 15 năm trước. Hợp tác xă nông nghiệp nhận tiền từ ngân sách để mua nhiên liệu khi vào mùa tưới tiêu, khoảng 2,3 tấn. Nhưng chúng tôi chỉ được cấp 800 lít. Số c̣n lại đi đâu ?”.
Reuters không thể có câu trả lời của lănh đạo xă.
Vợ chồng cụ Lunyov vẫn tin Tổng thống Putin
Vợ cụ là bà Valentina nay 77 tuổi, bị đột quỵ vài năm trước,chỉ có thể đi bộ từng đoạn ngắn, đành nhờ chồng chăm sóc.
Bệnh viện gần nhất cách làng 16 km, có tổ cấp cứu sẵn sàng đến chữa trị cho bà Valentina, trên một xe thường. Nếu xảy ra nhiều vụ cấp cứu th́ dịch vụ cứu thương này chật vật xử lư, theo y tá Valentina Arkadieva hưởng mức lương tháng 8.000 rúp (138 USD).
Bà tâm sự: “Tiền lương như thế không thể nào đủ sống”.
Theo Cục thống kê nhà nước Nga (Rosstat), Tổng thống Putin đă nâng mức lương hưu những 9 lần từ năm 2001. Vợ chồng cụ Lunyov lănh tổng cộng 25.000 rúp/tháng và cụ nói khoản tiền hưu trí này là dư giả: “Chúng tôi đủ mua thức ăn”.
VietSNⒸ sưu tập