Căng thẳng có thể gia tăng giữa Nga, Mỹ, Na Uy, Đan Mạch và Canada liên quan đến vấn đề sở hữu và khai thác đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực
Nói về năm 2015, ngoài dự báo về các “điểm nóng” địa chính trị trên thế giới, người ta tập trung bàn luận nhiều về các mối đe dọa nhằm vào hành tinh.
Nỗi lo hủy diệt
Trước hết, theo báo mạng Inquisitr (Mỹ), việc sử dụng virus độc hại làm vũ khí sinh học nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực trong năm nay giữa lúc công nghệ tiên tiến đang hỗ trợ cho virus nhân tạo phát triển nhằm phục vụ y học. Virus Ebola cũng có thể bị bọn khủng bố - trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - sử dụng. Trong khi đó, Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) c̣n nghĩ đến kịch bản giả định rằng thiên thạch đụng trái đất trong năm 2015.
Màn bắn pháo hoa mừng năm mới 2015 tại TP Sydney - Úc Ảnh: SYDNEY MORNING HERALD
Thực tế hơn một chút, các nhà phân tích lo ngại khó tránh khỏi chiến tranh thế giới thứ ba do những lư do khác nhau, như vấn đề kinh tế. Điều c̣n tranh căi là ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho viễn cảnh không mong muốn này. Reuters từng khẳng định Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ đang hoạch định một cuộc tấn công Nga và Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Thậm chí, kinh tế gia Marc Faber cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể phát động chiến tranh mới để người dân lăng quên t́nh h́nh kinh tế nếu chẳng may nó xấu đi.
Trong khi đó, trang Business Wire trích dự báo của nhà kinh tế Mỹ Nariman Behravesh rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 3% hoặc cao hơn chút ít trong năm 2015 sau 3 năm giậm chân ở mức 2,5%. Theo ông, đà tăng trưởng vững chắc ở Mỹ và nhịp độ hoạt động kinh tế khu vực đồng euro tăng nhẹ là cơ sở để lạc quan, bên cạnh các yếu tố khác không kém phần quan trọng như: giá dầu thấp và chương tŕnh kích thích tiền tệ của các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC).
Dự báo lạc quan đối với Nga: Các doanh nghiệp châu Âu có thể gia tăng sức ép lên các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) và buộc họ hủy bỏ chính sách trừng phạt chống lại Nga.
“Căng” ở vùng Baltic, Bắc Cực
Về mặt địa chính trị, hăng tin Bloomberg dự báo Estonia, Latvia, Lithuania và vùng Kaliningrad của Nga sẽ tăng nhiệt trong năm 2015. Ukraine được xếp sau các nước khu vực Baltic về độ nóng địa chính trị. Theo Bloomberg, nếu phe ly khai ở Đông Ukraine nghĩ đến việc h́nh thành một hành lang đường bộ giữa Nga và Crimea th́ Điện Kremlin và phương Tây sẽ c̣n đối đầu nhau.
Thế nhưng, nóng nhất năm 2015 có thể là Syria và khu vực xung quanh và địa ngục thực sự sẽ thành h́nh nếu t́nh trạng bạo lực ở Syria lan rộng ra các nước láng giềng. Kế tiếp là Israel và sự đối đầu với Palestine. “Bỏng tay” không kém là Iran và chương tŕnh hạt nhân của nước này. Israel có thể khơi mào chiến tranh trong khu vực nếu cuộc đàm phán giữa Iran và cộng đồng thế giới không đạt được tiến bộ. Bên cạnh đó, trang Business Insider lo ngại các nước sẽ phải can thiệp quân sự vào Libya lần nữa trong năm 2015 bởi chính quyền trung ương nước này có thể sụp đổ khi quá nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan nổi lên và t́nh trạng phổ biến vũ khí từ đây sang các trọng điểm khủng bố trên thế giới.
Hơn nữa, Bloomberg lưu ư đến khả năng căng thẳng gia tăng giữa Nga, Mỹ, Na Uy, Đan Mạch và Canada liên quan đến vấn đề sở hữu và khai thác đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực.
Pháo hoa rực rỡ đón năm mới
Một loạt màn bắn pháo hoa ngoạn mục ở TP Sydney - Úc vào thời điểm giao thừa đă mở đầu lễ hội chào đón năm mới 2015 của hàng triệu người khắp thế giới. Điểm đáng chú ư là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng để phát sóng trực tiếp màn tŕnh diễn ánh sáng ngoạn mục tại Sydney đến khán giả khắp thế giới.
Tại Trung Quốc, nỗ lực xin đăng cai Thế vận hội mùa đông năm 2022 là chủ đề của các sự kiện chào đón năm mới. Trong khi đó, các ngôi chùa khắp Nhật Bản đánh 108 hồi chuông vào thời khắc chuyển giao sang năm mới với ư nghĩa xua đuổi quỷ dữ. Các màn bắn pháo hoa ngoạn mục cũng diễn ra ở Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên, bầu không khí đón năm mới tại Malaysia và Indonesia có phần kém vui v́ lũ lụt và thảm họa rơi máy bay.
Người dân châu Âu cũng được tận hưởng các màn tŕnh diễn pháo hoa và ánh sáng ngoạn mục khi đổ ra đường phố đón năm mới. Riêng ở Lithuania, việc bước sang năm 2015 c̣n đánh dấu một sự kiện quan trọng khác: Nước này chính thức sử dụng đồng euro.
Tại Mỹ, an ninh đă được siết chặt cho lễ thả quả cầu pha lê với hàng tấn hoa giấy nhiều màu sắc vào thời khắc chuyển sang năm mới tại Quảng trường Thời Đại của TP New York. Đặc sắc không kém là màn tụ tập chào đón năm mới dự kiến của hơn 1 triệu người tại bờ biển Copacabana ở TP Rio de Janeiro - Brazil.
Xuân Mai
NGÔ SINH