Giới chuyên gia hàng không cho biết số lượng các chuyến bay dày đặc trên bầu trời Đông Nam Á đang gây áp lực lớn lên các đài kiểm soát không lưu và buộc phi công phải thực hiện những hành động đơn phương có thể gây nguy hiểm.
Theo Reuters, hàng loạt phi công thường xuyên bay tuyến đường Indonesia - Singapore tiết lộ việc đài kiểm soát không lưu từ chối đề nghị máy bay nâng độ cao để tránh thời tiết xấu xảy ra một cách thường xuyên. Nguyên nhân là do có rất nhiều máy bay cùng bay trong một khu vực trên bầu trời.
|
Máy bay AirAsia ở sân bay Changi tại Singapore. Đường bay Indonesia - Singapore hiện cực kỳ đông đúc - Ảnh: Reuters |
Đó là điều đă xảy ra với phi công chuyến bay AirAsia QZ8501 định mệnh. Do đó, trong một số trường hợp các phi công phải đối mặt với một thử thách cực lớn. Đó là tự quyết định hành động và phát tín hiệu khẩn cấp, cho phép họ tự xử lư t́nh huống mà không cần sự cho phép của đài kiểm soát không lưu.
Phải suy nghĩ nhanh
Phần lớn phi công cho biết đó là hành động cực chẳng đă. “Là một phi công chuyên nghiệp, bạn phải suy nghĩ cực nhanh - một phi công giấu tên của Hăng Qantas Airways, từng có 25 năm kinh nghiệm bay ở Đông Nam Á, cho biết - Khi bạn lên máy bay, bạn phải chịu trách nhiệm với 300 hành khách và chiếc máy bay trị giá hàng chục triệu USD. Do đó bạn phải quyết định nhanh”.
Một trong những nguy cơ mà các phi công phải đối mặt là bầu trời Đông Nam Á ngày càng trở nên chật chội do tăng trưởng giao thông hàng không giá rẻ bùng nổ trong vài năm trở lại đây. Số lượng hành khách bay hằng năm dọc châu Á - Thái B́nh Dương đă tăng 2/3, lên hơn 1 tỉ trong ṿng năm năm qua.
Các hăng hàng không giá rẻ hiện chiếm 60% số ghế máy bay ở Đông Nam Á. Gần đây AirAsia và Lion Air đang đặt mua số lượng máy bay kỷ lục. Hăng Boeing dự báo các hăng hàng không khu vực sẽ mua thêm 13.000 chiếc máy bay mới trong ṿng 20 năm tới.
“Có những hành lang bay đang trở nên tắc nghẽn giao thông” - một cựu phi công Singapore Airlines giấu tên khẳng định - Rơ ràng nhất là đường bay Indonesia - Singapore. Rất nhiều hăng hàng không bay đường bay này với đủ loại máy bay ở nhiều độ cao và tốc độ khác nhau”.
Đây là một cơn ác mộng đối với hệ thống đài kiểm soát không lưu (ATC) của Đông Nam Á, đặc biệt là các khu vực bên ngoài trung tâm hiện đại như Singapore. “Do các đường bay trở nên chật chội, nhiều ATC tốn thêm thời gian điều phối, cung cấp những thông tin như độ cao, thời tiết... ” - cựu phi công Singapore Airlines cho biết.
Đây là điều hệ trọng bởi ở khu vực Đông Nam Á thời tiết thay đổi thất thường. Gió lớn và băo nhiệt đới luôn là những thử thách đối với các phi công. Hiện chưa rơ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn của chuyến bay AirAsia QZ8501, nhưng giới chuyên gia cho rằng thời tiết chắc chắn đóng một vai tṛ cụ thể.
Hệ thống cũ kỹ
Reuters cho biết để đảm bảo các máy bay bay ở khoảng cách an toàn trên mỗi hành lang bay, ATC ở Indonesia dùng báo cáo radio của phi công để tính toán vị trí của máy bay. Quy tŕnh này tốn thời gian hơn nhiều so với các hệ thống rađa hiện đại ở Singapore và nhiều nơi khác trên thế giới.
Trong vụ máy bay Boeing 737 của Hăng hàng không Indonesia Lion Air gặp tai nạn năm 2013, các phi công và chuyên gia đều đánh giá hệ thống kiểm soát không lưu cũ kỹ và thời tiết xấu là nguyên nhân. Máy bay bị gió “kéo” ra biển.
Đó là ví dụ điển h́nh của hiện tượng gió đột ngột đổi hướng và tốc độ. Sân bay ở các đảo du lịch lớn tại Đông Nam Á như Bali, Koh Samui, Langkawi và Cebu đều không có hệ thống phát hiện gió đổi hướng giúp phi công khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
Các phi công cho biết chỉ có kinh nghiệm mới giúp họ trong những t́nh huống quan trọng nhất. “Khi tôi không được phép đổi hướng bay hay độ cao trong khi thời tiết xấu ở ngay trước mặt, tôi tự ḿnh hành động và xử lư với ATC sau” - cựu phi công Singapore Airlines khẳng định.
NGUYỆT PHƯƠNG