Viêm dạ dày cấp tính nguyên nhân do các loại bệnh lư gây viêm niêm mạc dạ dày, triệu chứng chính gồm tức ngực, buồn nôn, phát sốt.
Cháo quế hoa
Theo Sức khỏe và đời sống, cháo quế hoa có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ hóa thấp, hóa đàm tán ứ, trị tiệu chảy. Thích hợp dùng cho người tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, người rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy.
Đối với người viêm dạ dày cấp tính, sau khi điều chỉnh bù nước và chất điện giải, có thể dùng món cháo quế hoa, cần lưu ư món cháo không quá nóng và quá lạnh, cũng như chú ư kiêng ăn thức ăn cay nóng kích thích, thức ăn chiên rán.
Nước cam - mật ong
Có tác dụng bổ trung ích khí, noăn cấp giảm đau, nhuận táo giải độc. Thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể hoặc sau khi viêm dạ dày cấp tính gây tỳ vị hư nhược, rồi mệt mỏi chán ăn, người đầy đau dạ dày và người táo bón do ruột táo thiếu tân dịch. Người thấp nhiệt nội thịnh và người dễ tiêu chảy kiêng dùng. Người bệnh đái tháo đường kiêng dùng.
Nước sắn dây - câu kỷ tử
Có tác dụng khai vị kiện tỳ, thanh nhiệt sinh tân, bổ ích cân cốt, chống mỏi mệt. Thích hợp dùng cho người tỳ hư hoặc sau viêm dạ dày cấp tính chán ăn và can thận âm hư, người cơ thể suy nhược. Người viêm dạ dày cấp tính sau khi hồi phục hằng ngày dùng 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 100 - 150g. Người trung lăo niên thường dùng giúp khỏe khoắn, chống mỏi mệt.
Cháo vỏ quất
Có tác dụng lư khí ḥa vị, kiện tỳ táo thấp, trị tiêu chảy. Thích hợp dùng cho người sau khi viêm dạ dày cấp tính đầy tức bụng do tỳ vị bất ḥa, đại tiện lỏng. Người bệnh viêm dạ dày cấp tính sau khi hồi phục hằng ngày dùng 1 lần sau bữa ăn, vào bữa sáng. Vỏ quất cay tán đắng táo, ấm giúp trợ nhiệt, người lưỡi đỏ ít tân dịch, thực nhiệt bên trong dùng thận trọng.
Chuối
Giáo dục Việt Nam cho biết, theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin t́m thấy trong chuối là dạng chất xơ ḥa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều ḥa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng v́ chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ư nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, v́ chúng làm cơ ṿng thực quản dưới co giăn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.
Nước dừa
Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Gừng
Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị t́nh trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Cây th́ là
Th́ là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Th́ là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lư do v́ sao nhiều người có thói quen nhai hạt th́ là sau bữa ăn.
Sữa chua
Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Men vi sinh có trong sữa chua phụ trách nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Cây bạc hà
Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.
therealrtz ©VietSN