Giới chuyên gia hàng không nhận định chuyến bay QZ8501 của AirAsia Indonesia có thể đụng mây vũ tích và rơi xuống biển.
Người nhà nạn nhân trước khu cầu nguyện tại sân bay. Ảnh: Lê Nam/Tuổi Trẻ
Báo Jakarta Post của Indonesia ngày 29/12 cho biết nhận định của giới chuyên gia hàng không Indonesia trùng khớp với nhận định của Cơ quan Khí tượng Indonesia (BKMG) xác nhận vùng biển quanh Bangka Belitung có nhiều mây "vũ tích", loại mây thường đi kèm với băo và mưa lớn, vào thời điểm chiếc máy bay mất liên lạc với trạm không lưu.
Người phát ngôn của BKMG Heru Djatmiko cho biết mây vũ tích ở Indonesia thường mạnh hơn các nước khác. Cụ thể ở các quốc gia khác mây vũ tích thường xuất hiện ở độ cao tối thiểu 9,1km và tối đa là 12 km. Tuy nhiên, tại Indonesia mây vũ tích có thể ở độ cao đến 15,24 km.
Mây vũ tích là một loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng rất cao. Nó liên quan đến dôngvàsự bất thường khí quyển, h́nh thành hơi nước mang các ḍng khí mạnh từ dưới lên. Loại mây này có khả năng sản sinh tia sét và các loại thời tiết nghiêm trọng khác như gió giật, mưa đá và đôi khi có lốc xoáy.
Cựu tổng tư lệnh không quân Indonesia Chappy Hakim cho biết nếu một phi công cứ tiếp tục bay xuyên đám mây như thế có thể gây hư hỏng thân máy bay. Điều tốt nhất trong t́nh huống này là ra khỏi đường bay đó.
"Phi công quyết định đúng khi nh́n thấy đám mây trên radar nhưng chúng tôi không biết chuyện ǵ xảy ra sau khi phi công xin nâng độ cao", ông Chappy Hakim giải thích.
Một cựu điều tra viên ở Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (KNKT) Hanna Simatupang nhận định mây "vũ tích" rất nguy hiểm đối với máy bay nhưng các phi công dày dạn kinh nghiệm đều có thể xử lư tốt các t́nh huống này.
Chuyên gia hàng không này nhấn mạnh chỉ có hộp đen có thể cho biết chính xác nguyên nhân chiếc máy bay mất tích lúc 7h55 sáng 28/12 (giờ địa phương).
AirAsia cho biết cơ trưởng Iriyanto đă có 20.537 giờ bay. Chuyên gia Hanna nói với số giờ bay như vậy phi công có thể xử lư t́nh huống khó khăn (đụng mây "vũ tích").
Song vẫn c̣n nghi vấn là có những yếu tố nào đó khiến cơ trưởng quyết định rời đường bay để tránh đám mây.
Chuyên gia Hanna đặt giả thiết sự cố nào đó xảy ra khi máy phát của bộ định vị khẩn cấp (ELT) máy bay không gửi bất kỳ tín hiệu cho giới chức hàng không.
"Hăng hàng không và cơ quan chức năng ở Indonesia vẫn chưa chú trọng chính sách đặt an toàn lên hàng đầu nhằm đảm bảo mọi việc đều tốt trước khi máy bay cất cánh. Ngành hàng không Indonesia vẫn c̣n coi trọng lợi nhuận hơn vấn đề an toàn", ông nói.
Thời tiết khắc nghiệt
Bộ Giao thông Indonesia cho biết khu vực đảo Belitung, khu vực được cho là máy bay AirAsia mất tích, đang trong thời điểm mùa mưa. Dông băo thường xuất hiện cùng những đám mây dày tại độ cao khoảng 15 km. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các hăng hàng không nếu quyết định cho máy bay đi ngang khu vực trên.
Indonesia được mệnh danh là "vương quốc vạn đảo", do đó nhà chức trách cho biết các cộng đồng dân cư nhỏ sống rải rác trên các ḥn đảo hẻo lánh, lân cận đảo Belitung sẽ hỗ trợ cho việc t́m kiếm cứu nạn.
"Chúng tôi hy vọng nhận được thông tin tốt lành từ người dân tại các khu vực đảo nhỏ xa xôi quanh khu vực t́m kiếm trên", một đại diện Bộ Giao thông Indonesia nói với ABC News.
Trước khi máy bay AirAsia QZ8501 mất tích, Hăng hàng không AirAsia của Malaysia được đánh giá là an toàn, hoạt động chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ cao. Tuy vậy, Indonesia lại là quốc gia có "lịch sử về thảm họa ngành hàng không".
Theo Mỹ Loan - Huỳnh Phương/Tuổi Trẻ