Trong số 500 – 600 cô gái Việt Nam xin visa sang định cư tại Hàn Quốc mỗi tháng theo diện lấy chồng qua mai mối, nếu các cô được trang bị các kỹ năng để thích hợp với cuộc sống đa văn hóa th́ tỷ lệ thành công của các cuộc hôn nhân sẽ cao hơn.
Là phụ nữ , việc mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn của các cô gái khi quyết định lấy chồng nước ngoài qua mai mối là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, hăy mưu cầu nó một cách có cơ sở, có cân nhắc và xem xét kỹ người đàn ông ḿnh sẽ lấy làm chồng để chủ động với cuộc sống của ḿnh, tránh những rủi ro, bi kịch cho bản thân và gia đ́nh.
Bớt mơ mộng
Nếu xét về quyền con người, Luật pháp cũng như xă hội không thể ngăn cấm việc lấy chồng nước ngoài qua mai mối. Tuy nhiên, điều đáng nói là các tổ chức xă hội, đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ, đặc biệt là các nhà quản lư xă hội cần có trách nhiệm hơn trong vấn đề này.
Đó là nâng cao nhận thức của người dân thông qua tuyên truyền và giáo dục để những cô gái muốn lấy chồng nước ngoài vừa thực hiện được mục đích của họ nhưng đồng thời họ cũng phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của ḿnh một cách có hiệu quả nhất, tránh để xảy ra những bi kịch đáng tiếc như chúng tôi đă đề cập trong Kỳ 1: Những cái chết bi thảm của cô dâu Việt lấy chồng mai mối
Khi bước vào một nền văn hóa khác, con người sẽ rơi vào những cú sốc nếu không thích nghi để đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của xă hội và cộng đồng đó. Nếu họ không vượt qua được những cú sốc đó th́ những bi kịch sẽ diễn ra.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: “Cần phải cảnh tỉnh về thực tế cho các cô gái Việt Nam trước khi quyết định sang Hàn Quốc lấy chồng qua mai mối. Mỗi một con người Việt Nam đều có cuộc sống và các bạn cần quư trọng, yêu thương cuộc sống đó của chính ḿnh. Tạo hóa đă cho ḿnh cuộc sống th́ phải biết yêu thương nó, đừng đánh đổi, bán rẻ nó lấy một thứ phù phiếm mà ít khi c̣n cơ hội làm lại được”.
Lớp học trải nghiệm văn hóa
“Chương tŕnh trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc” cho các cô dâu Việt Nam quyết định lấy chồng Hàn Quốc vẫn được Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt Hàn đều đặn tổ chức mỗi tháng. Tuy nhiên, số học viên được học và trải nghiệm các kiến thức, kỹ năng cơ bản ở lớp học này chỉ khoảng 20 – 30 người/tháng, là một con số rất nhỏ trong số khoảng 500 – 600 cô gái xin visa sang Hàn Quốc định cư hàng tháng.
Trong ṿng 2 tuần, các cô dâu học lớp này sẽ được học về các điểm khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, cách ứng xử, lễ nghi và các món ăn Hàn Quốc. Nội dung quan trọng nhất là trách nhiệm trong hôn nhân, xây dựng, vun vén gia đ́nh được các thầy cô trong lớp học nhấn mạnh.
Phát biểu bế mạc tại khóa học số 36 vừa được tổ chức những ngày vừa qua, GS. Lê Thị Quư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và phát triển nhấn mạnh: Trách nhiệm vun đắp hạnh phúc trước hết thuộc về các cô gái Việt Nam chồng con các cô, trách nhiệm này sẽ nặng nề hơn các gia đ́nh đơn văn hóa rất nhiều.
Chị Tô Thị Kim Liên, là học viên lớp trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc khóa 36. Chị Kim Liên đang chờ visa để sang Hàn Quốc định cư cho hay, là một cô dâu Việt trước khi đến đất nước Hàn Quốc, thật sự là chúng tôi đều không có kiến thức cơ bản về đất nước, phong tục, tập quán sinh hoạt của người Hàn Quốc. Bởi vậy, chúng tôi mang trong ḿnh một tâm trạng hoang mang và lo lắng, không biết cuộc sống của ḿnh có hạnh phúc không.
Bà Kim Young Shin, Giám đốc Dự án Gia đ́nh Đa văn hóa nhận định: "Nếu tính các trường hợp cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc qua mai mối có trải qua lớp học trải nghiệm văn hóa ở Trung tâm th́ tỷ lệ thành công của các cuộc hôn nhân lên tới 99%. Lư do thành công được bà Kim Young Shin nhận đ́nh là chính ở bản thân các cô dâu.
Theo bà Kim Young Shin, các cô dâu Việt Nam vốn dĩ muốn sống rất hạnh phúc, muốn cố gắng vun đắp hạnh phúc. Họ rất nhiệt t́nh, có ư chí, đăng kư lớp học và từ đó h́nh dung được phần nào cuộc sống của ḿnh sắp tới nên họ dễ thích nghi hơn, xây dựng được cuộc sống gia đ́nh hạnh phúc.
Từng có rất nhiều kinh nghiệm qua các lớp học do Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt – Hàn tổ chức, bà Ngô Thị Trinh, Phó Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt – Hàn cho hay, sau khi t́m hiểu một số những khó khăn, khác biệt về văn hóa, các cô dâu Việt đều có một h́nh dung nhất định về những khó khăn mà ḿnh sẽ phải đối mặt. “Các bạn trải qua các lớp học này sẽ chuẩn bị hành trang tốt hơn để bước vào cuộc sống một cách thận trọng hơn, không c̣n sự hồn nhiên, ngây thơ, ảo tưởng nữa. Các bạn chăm chỉ hơn, học ở lớp rồi, về nhà vẫn tiếp tục mua nguyên liệu học nấu các món ăn Hàn Quốc”, bà Trinh nói.
Tuy nhiên, số cô dâu Việt Nam trải qua các lớp học trải nghiệm văn hóa như vậy chiếm tỷ lệ phần trăm rất ít. Đa số c̣n lại chỉ được học 1 ngày trước khi sang Hàn Quốc do các trung tâm mai mối hôn nhân tổ chức. Chính điều này đă đẩy các cô dâu Việt vào t́nh thế quyết định trong vội vă, thiếu cơ sở thực tế và không chuẩn bị đủ bản lĩnh, kỹ năng cần thiết để giải quyết những khó khăn sẽ phải đối mặt. Nhiều trường hợp rơi vào bi kịch, là những cái chết đau ḷng.
Theo bà Ngô Thị Trinh, để hạn chế thấp nhất những bi kịch xảy ra như trong thời gian vừa qua (Những cái chết bi thảm của cô dâu Việt lấy chồng mai mối), việc tổ chức các lớp học trải nghiệm văn hóa cho các cô dâu với một chương tŕnh bài bản, kỹ lưỡng và thực tế là rất cần thiết. Bà Trinh nói: “Phía Việt Nam thường gặp khó khăn về tài chính khi tổ chức các lớp học như này. Do đó, nếu phía Hàn Quốc mong muốn có những lớp tập huấn cho các cô dâu th́ chúng ta nên tạo điều kiện kiểm tra về mặt pháp lư, tŕnh độ giáo viên, nội dung giáo tŕnh…tạo điều kiện cho họ làm”.
Chia sẻ về những kinh nghiệm thành công trong cuộc hôn nhân của ḿnh, bà Lê Thị Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc cho hay, giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc cũng yêu cầu người phụ nữ phải chịu thương, chịu khó, biết hy sinh, nhường nhịn. Bà Lê Thị Anh Thư nhắn nhủ tới chị em cô dâu người Việt mới định cư hay đang có ư định sang Hàn Quốc, hăy cố gắng vượt qua rào cản, biết nhẫn nhịn, yêu thương người khác th́ ḿnh sẽ được đón nhận và dễ thích nghi hơn.
Theo bà Lê Thị Anh Thư, Hội phụ nữ tại Hàn Quốc và Hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc đă mở văn pḥng hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ tư vấn 24/24h cho tất cả những phụ nữ gặp vấn đề rắc rối gia đ́nh. Trong những trường hợp cần thiết, hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc cũng kết nối với những cơ quan chức năng để kêu gọi sự giúp đỡ và yêu cầu có biện pháp nghiêm minh để xử lư, nhất là những vụ bạo lực gia đ́nh.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Anh Thư cũng cho hay, đó mới chỉ là giải pháp phần ngọn, để giải quyết tận gốc vấn đề nên có những chương tŕnh giáo dục để chị em ḥa đồng với phong tục văn hóa nơi quê người. Đó là các lớp học tiếng Hàn và văn hóa Hàn cho phụ nữ di trú kết hôn, lớp học và dạy tiếng Việt cho trẻ em các gia đ́nh đa văn hóa.
KP