Bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người châu Âu vẫn thưởng thức một trong những thú tiêu khiển ưa thích riêng của họ: Chỉ trích về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) gữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Có rất nhiều sự phản đối như vậy trong năm 2014, bắt nguồn từ vụ t́nh báo Mỹ nghe lén các nguyên thủ châu Âu, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho đến chính sách “rời rạc” của ông Obama tại Trung Đông.Ngoài những vấn đề trên, dường như có một điều ǵ đó đă làm trầm trọng thêm mối quan hệ này và ở một mức độ nào đó, nó đang hủy hoại phương Tây như là một lực lượng chính trị và một ư thức hệ chung.
T́nh trạng bất ổn xuyên Đại Tây Dương này không phải chỉ v́ sự thay đổi của Washington trong việc xoay trục tới châu Á-Thái B́nh Dương, cũng không phải v́ sự lo ngại của ông Obama đối với những rủi ro về chính sách đối ngoại lớn hay các vấn đề chiến lược. Đó là bởi v́ giới tinh hoa của châu Âu không muốn thừa nhận rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũ, từ thời hậu Chiến tranh Lạnh, đă chấm dứt. Mỹ, trong bối cảnh có một số mặt đang suy giảm, nhưng vẫn nghĩ về châu Âu, phải thừa nhận rằng đó là điều tốt. Nếu không, châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục bị chia rẽ hơn nữa.
Quan điểm lỗi thời này của người châu Âu cho phép giới tinh hoa chính trị ở lục địa già cho rằng việc Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp chiếc ô an ninh là điều hiển nhiên như đă từng làm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, v́ quan điểm phổ biến này, không có lư do để người châu Âu tăng chi tiêu quốc pḥng hay chia sẻ các nguồn tài nguyên khan hiếm cũng như khả năng quân sự. Đối với nhiều nước ở châu Âu, cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là chất xúc tác để châu lục này chú trọng đến vấn đề an ninh một cách nghiêm túc.
Giới tinh hoa tại EU vẫn cho rằng họ có thể dựa vào Mỹ, một nhà lănh đạo không thể bị thách thức của phương Tây vẫn thường xuyên đưa ra các sáng kiến để giải quyết các cuộc chiến tranh và xung đột.
Tuy nhiên, khi t́nh h́nh trở nên xấu đi, giống như những ǵ đă xảy ra ở Iraq, Afghanistan và Syria, trên thực tế và rơ ràng nhất là ở Trung Đông, châu Âu nhanh chóng quay sang chỉ trích Mỹ. Cứ như thể châu Âu không có ǵ đáng chê trách.
Ngoài ra, người châu Âu cũng cho rằng ông Obama không thực sự quan tâm tới khu vực này. Điều này bất chấp một thực tế là trong năm 2014, vị tổng thống Mỹ đă tới thăm 7 quốc gia thuộc EU. Những người hoài nghi có thể nghĩ rằng ông Obama đă không có sự lựa chọn cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.Tuy nhiên, vẫn c̣n một hy vọng mong manh để “cứu” mối quan hệ này: Thỏa thuận TTIP.
Hiệp ước TTIP có lẽ sẽ có những ảnh hưởng chính trị to lớn trong việc đem lại sức sống mới cho phương Tây. Thực tế, TTIP là nhằm tạo ra một mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mới. Nhưng các nhà lănh đạo EU đă từ chối nắm lấy cơ hội này, hoặc nếu có th́ sự nhiệt t́nh là rất hạn chế.
Điều đó đồng nghĩa với sự nhút nhát. Các nhà lănh đạo châu Âu có cảm giác công chúng của họ cho rằng TTIP chỉ mang lại lợi ích đối với các tập đoàn đa quốc gia lớn hay Mỹ sẽ là bên giành được nhiều lợi ích lớn, và hầu như không làm ǵ để cho công chúng của họ nhận thấy những lợi ích chiến lược dài hạn của TTIP.
Nếu trong năm 2015, giới tinh hoa, các nhà quản lư và lănh đạo cũng như các nhà học thuyết hợp tác liên Đại Tây Dương tại châu Âu không sẵn sàng vận động cho TTIP, th́ những cơ hội để đạt được thỏa thuận này sẽ trôi qua. Sẽ không có một động lực mới nào để xây dựng một liên minh xuyên Đại Tây Dương vốn đă bị kéo dài quá hạn. Kết quả là, Mỹ sẽ tiếp tục xa rời châu Âu. Sự mất mát này là rất nguy hiểm và gây hậu quả không thể lường trước được.
Công Thuận (Theo Carnegie Europe)
|