Ngày 23-12, Quốc hội U-crai-na đă thông qua dự luật băi bỏ quy chế không liên minh quân sự của nước này, mở đường cho khả năng gia nhập các liên minh quân sự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) trong tương lai. Động thái của U-crai-na được cho là sẽ càng làm gia tăng căng thẳng quan hệ với Nga trong bối cảnh các nhà lănh đạo hai nước cùng với Pháp và Đức đang nỗ lực t́m giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở nước này. Ngay sau quyết định mới của Quốc hội U-crai-na, phía Nga đă có phản ứng gay gắt cho rằng, đây là động thái thiếu thiện chí đối với Nga và sẽ chỉ làm gia tăng tổn hại trong quan hệ hai nước. Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) An-đơ-rây Kê-lin (Andrey Kelin) tuyên bố Mát-xcơ-va không hoan nghênh quyết định trên.
Ngay trước thời điểm Quốc hội U-crai-na thông qua dự luật do Tổng thống U-crai-na P.Pô-rô-sen-cô đề xuất, Thủ tướng Nga Đ.Mét-vê-đép đă b́nh luận rằng, các động thái thiếu thiện chí của Tổng thống P.Pô-rô-sen-cô và Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma gần đây đang biến U-crai-na thành kẻ thù tiềm tàng của Nga, đồng thời hủy hoại mối quan hệ với Mỹ trong nhiều thập kỷ tới. Thủ tướng Đ.Mét-vê-đép đề cập tới việc Tổng thống Mỹ tuần trước kư ban hành Đạo luật “Hỗ trợ tự do ở U-crai-na năm 2014” nhằm tăng cường hỗ trợ U-crai-na và trừng phạt Nga, và việc Quốc hội U-crai-na sẽ hủy một đạo luật quốc gia cấm nước này tham gia các liên minh quân sự.
|
Một phiên họp của Quốc hội U-crai-na tháng 11-2014. (Ảnh minh họa). Ảnh: Roi-tơ
|
Tổng thống Nga cho rằng, cả hai quyết định trên sẽ để lại những hậu quả rất tiêu cực, đồng thời tuyên bố Nga sẽ đáp trả các bước đi thù địch này.
Trước đó, ngày 22-12, theo trang mạng Ukrainetoday, Chủ tịch Quốc hội U-crai-na, ông V.Grô-ít-man (Volodymyr Groysman) giải thích việc Nga can dự vào U-crai-na là lư do buộc Ki-ép phải thay đổi chính sách hiện hành. Trước đó, Tổng thống P.Pô-rô-sen-cô tuyên bố, quy chế được chính quyền cũ thông qua hiện đă không c̣n phù hợp để bảo vệ an ninh và toàn vẹn lănh thổ cho U-crai-na và đă đến lúc đất nước cần quay trở lại tiến tŕnh hội nhập với cấu trúc an ninh châu Âu-Đại Tây Dương.
Diễn biến căng thẳng trên xuất hiện giữa lúc các nhà lănh đạo Nga, Đức, Pháp và U-crai-na đang nỗ lực t́m giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở U-crai-na. Ngày 22-12, Điện Krem-lin ra tuyên bố cho biết, trong cuộc điện đàm cùng ngày giữa Tổng thống Nga V.Pu-tin và các nhà lănh đạo Đức, Pháp và U-crai-na về cuộc khủng hoảng tại U-crai-na, các bên đă ghi nhận rằng lệnh ngừng bắn tại miền Đông U-crai-na đă được tuân thủ trong những ngày qua. Các nhà lănh đạo cũng nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc bảo đảm một lệnh ngừng bắn trong tương lai, một thỏa thuận về phân định ranh giới cho các bên, việc di dời vũ khí hạng nặng cũng như trao đổi tù nhân”.
Tuy nhiên, trên thực thế, giao tranh lại tái diễn vào đêm 22 rạng sáng 23-12 giữa quân chính phủ và lực lượng đ̣i độc lập ở miền Đông U-crai-na, nhưng không gây thương vong. Cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau đă vi phạm lệnh ngừng bắn.
Sau cuộc điện đàm trên, Tổng thống P.Pô-rô-sen-cô cho biết các nhà lănh đạo đă nhất trí rằng các cuộc gặp tiếp theo của nhóm tiếp xúc 3 bên tại Min-xcơ, thủ đô của Bê-la-rút, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 26-12, với sự tham gia của các đại diện đến từ Ki-ép, Mát-xcơ-va và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Ông P.Pô-rô-sen-cô khẳng định song song với cuộc gặp trên, ṿng đàm phán ḥa b́nh với lực lượng đ̣i độc lập tại các tỉnh miền Đông U-crai-na cũng sẽ diễn ra tại thủ đô Min-xcơ trong hai ngày 24 và 26-12. Theo kế hoạch, các bên sẽ tiếp tục thảo luận về việc thực thi thỏa thuận ḥa b́nh mà chính quyền Ki-ép và lực lượng đ̣i độc lập tại miền Đông đạt được hồi tháng 9 vừa qua, trong đó có lệnh ngừng bắn, chấm dứt đối đầu vũ trang và quy chế tự quản đặc biệt mà U-crai-na trao cho hai tỉnh Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ ở miền Đông U-crai-na trong ṿng 3 năm. Đại diện lực lượng đ̣i độc lập tại các tỉnh miền Đông U-crai-na cũng đă xác nhận sẵn sàng tham gia cuộc đàm phán sắp tới này.
MAI NGUYÊN