Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga
Komsomolskaya Pravda, phi công tên Alexander đă có những tiết lộ sốc về người đồng đội đă bắn hạ máy bay MH17. Một ḿnh đi tới trụ sở ṭa soạn báo
Komsomolskaya Pravda, phi công Alexander (biệt danh mà anh cung cấp cho các phóng viên) đă giải thích lư do mà anh quyết định công bố danh tính của “người lính bí ẩn” đă bắn hạ máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH17 vào ngày 17/7 ở miền đông Ukraine đầy chiến sự ác liệt.
Theo như chia sẻ của anh, ṭa soạn báo quyết định không công bố các thông tin cá nhân của Alexander bởi v́ “họ hàng anh vẫn đang sống ở Ukraine. Anh lo sợ bị trả thù”.
|
Xác máy bay MH17 ở hiện trường.
|
Khi được phóng viên hỏi nguyên do tại sao anh lại tới Russia để chia sẻ câu chuyện bí mật của ḿnh. “Mọi người đều bị Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đe dọa. Ai cũng có thể bị trừng phạt bởi những câu nói bất cẩn hay bị bỏ tù bởi bất cứ nghi ngờ nào liên quan tới nếu bạn có ư thông cảm với Nga hay với phe ly khai. Tôi cũng phản đối chiến dịch chống khủng bố và cũng không đồng t́nh với những chính sách của nhà nước Ukraine. Cuộc nội chiến đó là hoàn toàn sai. Giết hại chính người dân nước ḿnh là điều hoàn toàn không b́nh thường. Dù nghiêng về phe nào trong cuộc chiến này, tôi cũng không mong muốn măi giấu kín một bí mật”.
Sau những lời tâm t́nh này, phi công Alexander đă bắt đầu kể lại câu chuyện mà ḿnh đă chứng kiến trong ngày thảm kịch đó, ngày 17/7/2014. Vào ngày hôm đó, phi công Alexander có mặt ở ngôi làng Aviatorskoye, thành phố Dnepropetrovsk thuộc lănh thổ Ukraine. Vào thời điểm máy bay gặp nạn, có các máy bay chiến đấu và trực thăng hiện diện ở đó. Các máy bay thường bay qua khu vực này để tiến hành các đợt không kích. Chiến đấu cơ Su-5 hàng ngày ném bom ở vùng Donetsk và Lugansk.
Sau đây, trang báo xin trích đăng cuộc phỏng vấn với phi công Alexander.
-Tại sao anh lại cho rằng, những máy bay đó (số máy bay mà Alexander nêu ở đoạn trên) liên quan tới vụ bắn hạ MH17?
Có một số lư do. Trong số 8 máy bay có mặt ở đó, chỉ có hai máy bay được trang bị tên lửa không đối không. Các máy bay vẫn quần thảo khu vực đó cả buổi sáng hôm 17/7. Vào buổi trưa đó, một giờ trước khi MH17 gặp nạn, 3 máy bay chiến đấu đă xuất kích. Tôi không nhớ chính xác thời gian. Một trong 3 chiếc này được trang bị tên lửa là chiếc Su-25.
-Bạn có thể kể chúng tôi đôi điều về người phi công đă bắn hạ MH17?
Cậu ấy là Đại úy Voloshin Vladislav. Anh ấy đă tự ḿnh t́m thấy mục tiêu, sau đó phóng tên lửa về phía nó. Sau khi tiêu diệt xong máy bay, Voloshin nói rằng, “máy bay (MH17) đă xuất hiện sai địa điểm ở một thời điểm không đúng”.
- Người phi công đó (tức Voloshin) đóng quân ở đó lâu không? Anh ấy bao nhiêu tuổi?
Voloshin khoảng 30 tuổi. Căn cứ đóng quân của anh ấy là ở Nikolaev. Cấp trên đă thuyên chuyển anh ấy tới Dnepropetrovsk.
- Những phi công đóng quân ở Dnepropetrovsk đều có kinh nghiệm chiến đấu tốt cả chứ?
Hầu hết những người được phân về đó đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu. Căn cứ Nikolaev đă từng một năm giành được danh hiệu đơn vị xuất sắc do chính quyền (Ukraine) trao tặng. H́nh như đó là năm 2013 th́ phải.
- Câu chuyện về chiếc Boeing bị bắn hạ đó có được các phi công thảo luận không?
Dường như, ngay lập tức, mọi nỗ lực để thảo luận về nó đều bị ngăn lại. Các phi công gần như chỉ nói nội bộ với nhau.
- Sau khi tất cả mọi người biết về thảm kịch đó, điều ǵ đă xảy ra với Voloshin?
Các chuyến không kích vẫn tiếp tục. Mọi phi công đóng quân ở đó vẫn tiếp tục ở lại.
Thanh Nga