Theo nghiên cứu được ủy quyền bởi Global Hygiene Council, trung b́nh bề mặt thớt chứa nhóm vi khuẩn Fecal (t́m thấy nhiều trong phân, tiêu biểu là E.coli) nhiều hơn bồn cầu vệ sinh tới 200 lần.
Chuyên gia an toàn thực phẩm, TS Lisa Ackerley cho biết khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ th́ vi khuẩn sẽ sinh sôi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rănh cắt sâu. Vi khuẩn E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn khi thớt được vệ sinh không đúng cách.
Ảnh minh họa
Theo TS Lisa, mọi người thường chú ư nhiều đến nhà vệ sinh và dùng nhiều chất tẩy uế mà không nghĩ rằng nhà bếp là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm nhất. Thịt sống, rau sống chính là thủ phạm. 40% các vụ ngộ độc thức ăn là do điều kiện vệ sinh tại nhà kém.
“Cách an toàn để loại bỏ vi khuẩn là rửa tay kĩ. Khi rửa tay không phải dùng nước nóng v́ nước nóng để chết vi khuẩn th́ tay chúng ta không chịu được. Do đó, chỉ cần chà mạnh hai bàn tay vào nhau trong hơn 20 giây. Rửa các đồ dùng nhà bếp trong máy rửa chén ở nhiệt độ ít nhất là 65 độ C cũng là ư kiến hay.
Đối với các bề mặt nhà bếp và thớt th́ phải dùng dung dịch diệt khuẩn. C̣n đối với các khăn lau nhà bếp, để đảm bảo an toàn th́ nên giặt bằng máy giặt hoặc luộc sôi chúng mỗi ngày”, Lisa khuyên.
troopy ⒸVietSN