Làn sóng lên án Mỹ vi phạm quyền con người dấy lên sau khi Thượng viện Mỹ công bố báo cáo tóm lược về hoạt động của Cơ quan T́nh báo trung ương Mỹ (CIA), gồm cả các biện pháp thẩm vấn và tra tấn tàn bạo các nghi phạm khủng bố. Đài Tiếng nói nước Nga cho rằng, ngoài mục tiêu vén màn bí mật về chương tŕnh gây tranh căi của CIA, đằng sau báo cáo của các nghị sĩ Mỹ c̣n là cuộc đấu đá chính trị nội bộ nước này.
Các nghi phạm khủng bố bị giam giữ tại nhà tù Goan-ta-na-mô của Mỹ. Ảnh Wikipedia
Những nội dung được các nghị sĩ Mỹ nêu trong báo cáo dài gần 500 trang cho thấy sự lộng hành của CIA, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2001 đến đầu năm 2007, tức là dưới thời chính quyền Tổng thống G.Bu-sơ. Báo cáo cho biết, sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9-2001 nhằm ṭa tháp đôi ở Niu Oóc, CIA đă tiến hành một chiến dịch bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn bằng các biện pháp cực kỳ tàn bạo với những đối tượng nghi thuộc mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa. Khoảng 100 nghi phạm đă bị CIA bí mật giam giữ tại các "nhà tù đen" bên ngoài nước Mỹ. Những nghi phạm này bị tra khảo, thẩm vấn và tra tấn bằng các h́nh thức như đánh đập, giam ngoài trời giá lạnh, không cho ngủ, bắt nghe nhạc âm lượng cao, "trấn nước"...
Điều đáng nói là, không chỉ các hành vi tra tấn dă man được CIA "giấu nhẹm", mà hiệu quả của chúng cũng bị CIA lừa dối Quốc hội (QH) và chính quyền. Báo cáo của Thượng viện Mỹ chỉ rơ, các hoạt động thu thập tin t́nh báo thông qua các hoạt động tra tấn dă man nêu trên không giúp ngăn chặn bất kỳ âm mưu khủng bố hay đe dọa an toàn nào với nước Mỹ. Nghĩa là, chương tŕnh "thẩm vấn tăng cường" của CIA hoàn toàn không hiệu quả. Nhà trắng xác nhận, các h́nh thức tra tấn của CIA chẳng những không giúp thu thập thông tin, mà thậm chí c̣n phản tác dụng.
Bản báo cáo của Thượng viện Mỹ ngay lập tức dấy lên làn sóng phản đối trong cộng đồng quốc tế, lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và đ̣i xét xử các đối tượng đă vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu thông tin về CIA tra tấn dă man nghi phạm khủng bố bị tiết lộ; c̣n việc khởi tố các thành viên chính quyền Bu-sơ lại là chuyện rất khó khăn. Theo Đài Tiếng nói nước Nga, hơn hai tuần sau khi xảy ra vụ khủng bố ở Niu Oóc, ngày 27-9-2001, Tổng thống Bu-sơ đă kư một văn bản cho phép CIA phóng tay sử dụng cái gọi là "các phương pháp bổ trợ để thẩm vấn", sử dụng các chiêu thức đánh vào thần kinh, tâm lư, ḥng bẻ găy ư chí con người. Chuyên gia Nga Đ.Đrốp-nít-xki nhận định: "Vấn đề ở chỗ, những người thực hiện tra tấn tù nhân chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên; v́ thế họ không bị xét xử". Bộ Tư pháp Mỹ từng mở hai cuộc điều tra cáo buộc ngược đăi tù nhân, nhưng đều không thu thập đủ chứng cứ.
Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao "báo cáo tra tấn của CIA", thậm chí chỉ một phần báo cáo, lại được công bố vào thời điểm này. Câu trả lời có thể t́m thấy từ chính cuộc "đấu đá nội bộ" ở Mỹ. Bản báo cáo được công bố sau nhiều tháng có những tranh căi nảy lửa về lợi và hại của việc tiết lộ các loại thông tin mật kiểu này. Sau cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ năm 2012 về chương tŕnh bí mật của CIA, không có đối tượng nào bị đưa ra xét xử. Khi lên nắm quyền năm 2009, Tổng thống Ô-ba-ma đă tuyên bố chấm dứt chương tŕnh này. Tuy nhiên, nhiều chính sách của ông Ô-ba-ma bị các nghị sĩ đảng Cộng ḥa bác bỏ, hoặc tŕ hoăn thông qua. Sau cuộc bầu cử QH Mỹ giữa nhiệm kỳ vừa qua, đảng Dân chủ của ông Ô-ba-ma đánh mất quyền kiểm soát cả hai viện QH vào tay phe Cộng ḥa. Thực tế đảng Cộng ḥa chi phối QH mới từ đầu năm 2015 đe dọa "làm khó" công việc của ông Ô-ba-ma trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống. Bởi thế, việc Thượng viện Mỹ (hiện vẫn do đảng Dân chủ nắm đa số) công bố các cáo buộc nhằm vào chính quyền Bu-sơ không nằm ngoài đích ngắm là đảng Cộng ḥa.
Đây cũng không phải lần đầu các kết quả nghiên cứu được sử dụng làm "vũ khí" tranh giành quyền lợi giữa các phe phái tại Mỹ. Trong những năm 1970, dưới thời Tổng thống R.Ních-xơn của đảng Cộng ḥa, phe Dân chủ cũng tiến hành điều tra quy mô lớn nhắm vào CIA; và phanh phui các hành động vượt khuôn khổ pháp luật của CIA, như nghe trộm, phá mă, ám hại người nước ngoài... Bản báo cáo đó cũng "gây sốc" và là "cú huưch" để Đạo luật đặc biệt về giám sát t́nh báo ra đời. Tuy nhiên, các hoạt động của CIA vẫn ngoài ṿng kiểm soát; và kết quả như được nêu trong báo cáo mới nhất của Thượng viện Mỹ nêu trên.
AN LÂM
ND