Những ngày cuối cùng của tháng 12 đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dầu mỏ giữa OPEC, Mỹ và Nga – một cuộc chiến mà ảnh hưởng của nó đang dần lan rộng lên mọi khu vực trên thế giới mà hầu hết trong số đó là các ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là với nền kinh tế Nga. Giới phân tích thế giới cũng khó có thể đưa ra một thời điểm đến khi nào th́ cuộc đọ sức này kết thúc, nhưng chắc chắn một điều rằng đang có những người không muốn nó kết thúc nhanh chóng một chút nào, đó là Trung Quốc. Dễ dàng nhận thấy Trung Quốc đang là nước hưởng lợi không ít từ cuộc chiến đang gây sứt đầu mẻ trán không chỉ cho những người trong cuộc, mà c̣n cho một phần lớn kinh tế thế giới. Tận dụng việc dầu giảm giá Trung Quốc đă ngay lập tức nâng cao trữ lượng dự trữ dầu của ḿnh, từ 30 ngày lên 100 ngày, thậm chí việc Ả Rập Saudi chấp nhận giảm giá 2 USD mỗi thùng cho các đối tác đến từ Châu Á vốn được xem là biện pháp tranh chấp thị phần của nước này cũng được cho là có tác động từ phía Trung Quốc. Việc nâng cao trữ lượng dự trữ dầu lên hơn gấp ba lần trong bối cảnh giá dầu chạm đáy đă tiết kiệm hàng tỷ USD cho Trung Quốc. Không chỉ thế, Trung Quốc có lẽ cũng là nước đang có nhiều lư do nhất để mong chờ cuộc chiến giá dầu này tiếp diễn và sự hồi phục kinh tế ở EU hay Nhật chậm lại. Dù sự hồi phục kinh tế chậm chạp của EU hay Nhật cũng ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc qua xuất khẩu, nhưng về tổng thể Trung Quốc đang chiếm được nhiều lợi thế hơn từ việc này. Chiến lược trọng tâm của phát triển kinh tế Trung Quốc trong những năm tới được giới lănh đạoTrung Quốc quyết định là đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để cạnh tranh với các doanh nghiệp phương Tây và Nhật Bản, việc các nền kinh tế phương Tây và Nhật Bản hồi phục chậm đồng nghĩa với việc khả năng đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế này giảm đi đáng kể, tạo nên lợi thế cho các nhà đầu tư Trung Quốc ở thị trường quốc tế. Những vấn đề phức tạp nảy sinh ở Ukraine và khó khăn kinh tế ở Nga cũng là những cơ hội để Trung Quốc tận dụng. Sự bao vây phong tỏa cả về chính trị lẫn kinh tế của phương Tây với Nga đang khiến tổng thống Putin ngả về Trung Quốc nhiều hơn để t́m kiếm sự ủng hộ về chính trị và kinh tế. Trung Quốc đă thu lợi không ít từ việc này, với hàng loạt các hợp đồng cung cấp khí tài quân sự từ Nga mà trước đó cơ hội để Trung Quốc mua được chúng rất khó khăn, đồng thời Trung Quốc cũng có cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại trong đó doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Nga trong những năm sắp tới. Nếu như phương Tây nh́n sự nồng ấm trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc như một sự bắt tay giữa hai cường quốc, th́ với riêng Trung Quốc, đó chỉ là mối quan hệ đem lại cho nước này nhiều lợi ích và là bước tiến quan trọng trên con đường nâng cao ảnh hưởng trên thế giới. Trong một động thái gần nhất, Trung Quốc đă chính thức đề nghị Nga sử dụng đồng Nhân dân tệ được mở rộng phạm vi sử dụng hơn trong giao dịch thương mại giữa hai nước, khi mà đồng Rup của Nga đang trong giai đoạn bị mất giá. Phát biểu trên kênh truyền h́nh Phượng Hoàng của Hồng Kông, bộ trưởng thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cho rằng việc tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch giữa hai nước sẽ giúp Nga phần nào giảm gánh nặng từ việc đồng Rup trượt giá so với đồng USD ở thời điểm hiện tại. Ông Cao Hổ Thành cũng cho biết thỏa thuận hợp tác giữa hai nước sẽ giúp Nga giảm được một phần khó khăn từ việc đồng Rup mất giá nếu sử dụng đồng Nhân dân tệ, khi một sự linh hoạt trong thanh toán có thể giúp Nga chuyển đổi một phần đồng nội tệ đang trượt giá của ḿnh sang một loại ngoại tệ ổn định hơn là Nhân dân tệ. Đây được xem như một động thái tận dụng những khó khăn kinh tế mà Nga đang gặp phải để tăng cường ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc. Việc Trung Quốc muốn đưa đồng tiền của ḿnh trở thành đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế đă được nhắc đến từ lâu, nhưng chưa có nhiều cơ hội thuận lợi để giới chức Trung Quốc thực hiện điều này. Việc Nga đang gặp khó khăn về kinh tế trong khi đồng Rup mất giá là cơ hội thuận lợi để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của ḿnh. Việc sử dụng rộng răi hơn đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thanh toán giữa Nga và Trung Quốc có thể giúp Nga giảm bớt phần nào những khó khăn kinh tế, nhưng cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng của Trung Quốc lên kinh tế Nga sẽ cao hơn trong tương lai. VNN
|