Lượng tiền “đen” này đến từ các hoạt động hối lộ, tham nhũng, rửa tiền và giao dịch khống, theo báo cáo của Tổ chức chống tham nhũng Global Financial Integrity, Mỹ.
Malaysia và Thái Lan là 2 quốc gia có ḍng tiền bất hợp pháp chảy ra nước ngoài mạnh nhất Đông Nam Á. Cả hai nước đều nằm trong top 10 quốc gia sa lầy trong vấn nạn tiền "bẩn" toàn cầu, Malaysia xếp thứ 5, Thái Lan xếp thứ 7.
Trung Quốc đứng đầu danh sách với 249,57 tỉ USD, theo sau là Nga 122,86 tỉ USD và Ấn Độ 94,76 tỉ USD.
Trong giai đoạn đánh giá năm 2012, báo cáo cho biết giá trị tiền bất hợp pháp ở Malaysia gần 49 tỉ USD và Thái Lan là 35,6 tỉ USD. Phần lớn số tiền này được chuyển ra bên ngoài bằng cách "gian lận hóa đơn giao dịch", theo nhà nghiên cứu GFI Joseph Spanjers.
Hồi đầu tháng 12-2014, công ty nghiên cứu độc lập Merdeka Center, Malaysia công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy nhận thức về tham nhũng ở Malaysia không thay đổi kể từ năm 2005, với 77% cử tri nói rằng đó là vấn đề "cực kỳ nghiêm trọng" hoặc "khá nghiêm trọng".
Thậm chí nhiều người Malaysia c̣n tin rằng tham nhũng tăng lên kể từ năm 2013, khi 56% cử tri nói rằng chính phủ đă "không giải quyết" tốt vấn nạn này.
Tham nhũng và ḍng tiền "bẩn" cũng là vấn đề lớn ở Thái Lan. Giao dịch bất động sản là ngành đặc biệt dễ tổn thương bởi nạn tham nhũng, rửa tiền.
Một doanh nhân Mỹ-Thái giấu tên cho biết t́nh trạng này xảy ra ở tất cả các cấp, từ doanh nghiệp lớn, thương mại xuất khẩu, văn pḥng chính phủ, sở cảnh sát đến trường đại học.
Mọi người đều dùng cách lót tiền để bôi trơn công việc của ḿnh.
Báo cáo GFI cho biết ḍng chảy vốn bất hợp pháp ra khỏi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm 2012 là 991 tỉ USD - lớn hơn tổng lượng đầu tư và viện trợ nước ngoài sắp chảy vào trong cùng khoảng thời gian 1 năm.
Theo Châu Luân
Tuổi Trẻ