Gần đây, Saa Abdul-Rahman đă buộc phải cho 3 đứa con hiện đang học tại thành phố Mosul của Iraq nghỉ học. Mosul là nơi các phiến quân Hồi giáo cai trị bằng luật Hồi giáo hà khắc từ hồi tháng Sáu. Tại đây, giá cả sinh hoạt tăng cao và thậm chí sau khi đă buộc các con đi làm th́ gia đ́nh anh cũng chỉ kiếm đủ tiền để sống.
“Chúng tôi không thể trả tiền gas, dầu hỏa và thực phẩm”, cựu viên chức chính phủ 56 tuổi đă nghỉ hưu này than văn. “T́nh h́nh ở Mosul thật vô cùng khốn khổ”.
Nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tuyên bố rằng nền kinh tế dưới chế độ “Khalip” bắt đầu có những dấu hiệu căng thẳng. Giá cả của hầu hết các mặt hàng chủ lực đă tăng gấp đôi v́ các cuộc không kích do Mỹ đứng đầu đă gây khó khăn cho việc vận chuyển các sản phẩm ra vào các thành tŕ của phiến quân. Điều này khiến t́nh trạng thiếu hụt, chặt chém giá cả và h́nh thành các chợ đen.
Phiến quân IS kiểm soát thành phố Mosul của Iraq
Trong những ngày đầu cai trị, phiến quân Hồi giáo đă trợ cấp giá cả thực phẩm và gas qua tài sản tích lũy từ buôn lậu dầu, tống tiền và đ̣i tiền chuộc. Theo các nhà phân tích và quan chức chính phủ, chúng bán dầu buôn lậu với giá rẻ, khoảng từ 25 USD đến 60 USD đối với một thùng dầu có giá thông thường là 100 USD hoặc hơn.
Nhưng trong những tuần gần đây, giá cả tăng cao tại những thành phố bị phiến quân chiếm đóng. Những mặt hàng như dầu hỏa dùng để sưởi ấm và nấu nướng bị khan hiếm, trong khi đó những mặt hàng khác như rượu và thuốc lá bị cấm lại có giá cao hơn tại chợ đen.
Tại thành phố Mosul, hút thuốc có thể bị trừng phạt. Tuy nhiên, trong một nhà kho ở vùng ngoại ô thành phố th́ người ta có thể mua thuốc lá cũng như những mặt hàng cần thiết khó chuyển đến được như dầu hỏa với giá cao tại thị trường chợ đen do những đối tượng cực đoan điều hành.
Tại đó, một gói thuốc lá được bán với giá 30.000 đina, tương đương 26 USD. Theo nhiều người dân địa phương dấu tên v́ sợ bị trả thù, mức giá này tăng gấp đôi so với thời kỳ trước khi IS chiếm được thành phố.
Người dân Mosul chật vật với t́nh trạng vật giá leo thang
Tại thành phố Raqqa, Syria, nơi phiến quân gọi là thủ đô th́ sự suy yếu về an ninh dọc biên giới với Iraq ở các vùng do nhà nước Hồi giáo cai trị làm cho công việc buôn bán với thành phố Mosul trở nên thịnh vượng. Các xe tải từ Thổ Nhĩ Kỳ được phép vào thành phố, cho phép ổn định nguồn cung cấp trái cây, rau quả, bột ḿ và vải vóc. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt tăng đột biến từ khi các cuộc công kích cả Mỹ và đồng minh bắt đầu vào hồi tháng 9. Những cư dân ở đây cho hay việc mất điện và nước xảy ra khá thường xuyên.
Hơn nữa, pháp luật xă hội hà khắc do nhóm này áp đặt đă gây ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh, Bari Abdelatif, một nhà hoạt động chính trị tại thị trấn al-Bal bị nhà nước Hồi giáo kiểm soát, tỉnh Aleppo, bắc Syria cho biết.
Các phiến quân “đang phát triển một nền kinh tế không bền vững”, Paul Sullivan, một chuyên gia về kinh tế Trung Đông phát biểu tại Đại học Quốc pḥng tại Washington. “Dần dần các chi phí để duy tŕ trợ cấp và kiểm soát giá sẽ chế ngự nguồn quỹ chúng có được nhờ buôn lậu. Nguồn quỹ này c̣n được sử dụng cho các hoạt động tấn công và pḥng thủ”.
“Chúng có thể thu thuế, tống tiền... nhưng cuối cùng số tiền đó không thể đủ để giữ ổn định cho một hệ thống kinh tế vốn đă bị mất cân bằng nghiêm trọng”, ông nói