Tuy tiện lợi và dễ sử dụng, nhưng cốc giấy có thể đi kèm những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn nếu dùng trong một thời gian dài.
Cốc giấy trong khoảng mấy năm gần đây được sử dụng ngày càng nhiều, hầu như ai cũng nhận ra sự tiện dụng của nó khi tổ chức tiệc tùng, các hoạt động tập thể. Có lẽ ai cũng cảm thấy rằng đây là một thói quen giữ ǵn vệ sinh rất tốt, tuy nhiên có một sự thật đáng buồn là sử dụng cốc giấy trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Cốc giấy là đồ dùng tiện dụng của rất nhiều gia đ́nh
(Ảnh minh họa)
Dùng cốc giấy như thế nào là an toàn nhất?
Giới trẻ vẫn bảo nhau rằng cốc nước thứ nhất không bao giờ nên uống mà phải đổ đi rót lấy cốc khác v́ cốc giấy được bôi thêm một lớp sáp nến rất mỏng, nếu như nhiệt độ của nước hơn 40 độ C, lớp sáp sẽ tan ra, v́ vậy chiếc cốc dùng một lần chỉ nên dùng để đựng nước lạnh. Ngoài ra, khi dùng cốc giấy, không nên uống nước ngay ly đầu tiên, tốt nhất đợi 4-5 phút rồi đổ nước đó đi, tiếp tục rót cốc khác để uống. Như vậy th́ chất độc hại trong cốc giấy sẽ bớt phần nào. Vậy những thông tin này có chuẩn xác hay không?
Cốc dùng một lần được phân ra làm ba loại: cốc đựng nước lạnh, cốc đựng nước nóng và cốc đựng kem, theo như công dụng của cốc mà những tầng chất liệu được bôi lên cốc cũng khác nhau, một loại bôi sáp nến để chống thấm nước, một loại bôi polyethylene (nhựa nhiệt dẻo) và một loại dùng hai tầng giấy. Cốc hai tầng giấy ở giữa là không khí v́ vậy có tác dụng cách nhiệt rất tốt.
Chuyện dùng nước nóng tráng cốc trước khi uống đúng là có tác dụng nhất định trong việc giảm tác hại của ch́, huỳnh quang có trong cốc nhưng không thể diệt khuẩn như nhiều người vẫn nghĩ, v́ để diệt khuẩn, nước phải nóng ở 100 độ C th́ mới có tác dụng đó. Được biết, để những chiếc cốc giấy trở nên đẹp đẽ, bắt mắt, một số nhà sản xuất sẽ in lên cốc các hoa văn, họa tiết sao cho thật bắt mắt, các loại mực in này có chứa dung môi độc hại benzen hoặc toluen. Những chất này ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng các các tế bào bạch cầu ở người, từ đó dẫn đến bệnh máu trắng. Ngoài ra, những chất có trong cốc dùng một lần khi bị phân hủy bởi nước nóng có thể gây ung thư cho người sử dụng.
Những hoa văn in trên cốc cũng có thể làm tăng thêm tác hại của cốc giấy tới sức khỏe
Thêm vào đó, khi nhận thấy cốc, đĩa không bị rách, sau khi rửa xong vẫn c̣n rất mới, nhiều người liền cất đi, chờ đến ngày khác dùng tiếp. V́ dùng đi dùng lại, nên bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất thôi ra sẽ lẫn vào đồ ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Chọn lựa cốc giấy an toàn trên thị trường
Theo quy định, chất liệu để làm cốc giấy buộc phải là chất liệu có thể phân hủy, thân thiện với môi trường nhưng nhiều khi, các nhà sản xuất bổ sung thêm các loại tạp chất, tẩy trắng quang học, sử dụng nguyên liệu tái chế nhằm tiết kiệm hơn tiền nguyên liệu mà lại có được mẫu mă sản phẩm đẹp. Trong khuyến cáo mới nhất của ḿnh, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ khẳng định, chất styrene vốn tồn tại phổ biến trong các loại cốc giấy, hộp xốp đựng cơm và các đồ chứa thực phẩm dùng 1 lần khác, có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người. Đây là kết luận do một nhóm gồm 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế, rút ra từ những nghiên cứu và khảo cứu phân tích của họ.
Theo điều tra thị trường, hầu hết các loại cốc giấy rẻ tiền đều được nhập từ Trung Quốc, mặc dù nước này cũng có những quy định tiêu chuẩn dành cho các loại cốc, hộp giấy dùng một lần nhưng chỉ 50% số sản phẩm được tung ra thị trường là đạt những tiêu chuẩn này. Nguồn gốc, chất lượng cho đến việc vận chuyển, bảo quản cốc, hộp dùng một lần vẫn chưa được quản lư một cách thực sự chặt chẽ v́ vậy hàng giá rẻ (không đạt tiêu chuẩn) của Trung Quốc tràn vào càng nhiều. Mỗi chiếc cốc chỉ có giá thành từ 300 – 500 đồng 1 cái. Thực tế, người tiêu dùng cũng không quan tâm nhiều lắm tới chuyện cốc giấy liệu có chứa chất độc hại ǵ không. Người tiêu dùng thường chọn mua cốc với tâm lư “cốc dùng một lần rồi vứt, việc ǵ phải mua loại xịn” v́ vậy hầu hết mọi người đều chọn loại có giá thành rẻ nhất mà không cần quan tâm đến sản phẩm có được chứng nhận về chất lượng hay không, cơ sở sản xuất ở đâu.
V́ vậy, khi chọn mua cốc giấy, người tiêu dùng không nên ham rẻ mà chọn những sản phẩm không ghi rơ nguồn gốc, xuất xứ và các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Nếu là các sản phẩm nhập khẩu đảm bảo chất lượng, trên bao b́ cần có nhăn mác, ghi tên đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu kèm các chỉ số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bằng tiếng Việt. Thông thường các sản phẩm đạt chuẩn đều được gắn tem hợp chuẩn (với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, là loại chiếm phần lớn trên thị trường Việt Nam sẽ có tem đạt chuẩn QS).
Ngoài ra, thị trường cốc giấy do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hiện nay rất đa dạng và phong phú. Trong đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đă xuất khẩu mặt hàng cốc giấy sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản... Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mặt hàng cốc giấy nội địa. Giá thành cốc giấy nội địa có thể cao hơn khoảng 30 - 50%, thậm chí là gấp 2 lần so với cốc giấy Trung Quốc bán trôi nổi song chất lượng sẽ đảm bảo và an toàn hơn nhiều. Khi chọn mua, người tiêu dùng cũng cần phân biệt chức năng của từng loại cốc (dùng để đựng đồ nóng hay đồ lạnh, ngưỡng chịu nhiệt an toàn) để tránh việc sử dụng sai, gây hại cho sức khỏe.
Một số mẫu cốc giấy của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất
Bên cạnh đó, khi lựa chọn mặt hàng cốc giấy nội địa, người tiêu dùng cũng cần để ư đến các chỉ số tiêu chuẩn. Cốc giấy nội địa đạt chuẩn phải được Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp phép, có ghi rơ mục đích sử dụng (loại cốc lạnh, cốc nóng, dùng một lần...) và chất liệu sản xuất (loại giấy, thành phần lớp tráng men...).
Ngoài ra, một số lời khuyên dành cho người tiêu dùng khi sử dụng cốc giấy là vứt cốc đă qua sử dụng, ghi nhớ hạn sử dụng ghi trên bao b́, hạn chế dùng cốc giấy trong trường hợp có thể dùng các loại cốc thay thế khác, tốt nhất là sử dụng cốc thủy tinh (một trong những vật liệu an toàn nhất), cốc sứ khi bạn cần uống nước nóng hay pha trà, cà phê. Cốc giấy tiện lợi, nhưng nếu như sử dụng không đúng cách sẽ rất có hại có sức khỏe của bạn.
VietSN © Sưu Tầm