Máy rút tiền ATM cạn sạch tiền, do thảm họa đồng rúp Nga rớt giá. Dân Nga ồ ạt rút tiền rúp để mua đồng USD và đồng euro, khiến tỷ giá hối đoái tăng cao.
Thảm họa đồng rúp Nga rớt giá xảy ra, dù Ngân hàng trung ương Nga (CBR) can thiệp bằng cách nâng lăi suất lên mức kỷ lục 17 % hôm 16.12, nhằm bảo vệ đồng rúp.
Nhưng các nhà phân tích kinh tế nói biện pháp này chắc chắn đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái trong năm tới, do lăi suất cho vay tăng.
Ngay cả trước khi nâng lăi suất, CBR cũng dự báo nền kinh tế sẽ giảm 4, 7 % trong năm 2015, nếu giá dầu vẫn là 60 USD/thùng.
Ồ ạt dùng đồng rúp mua sắm dịp cuối năm
Theo báo The Wall Street Journal, khi đồng rúp Nga rớt giá kỷ lục 20 % so với đồng USD hôm 16.12, dân Moscow đổ xô mua hàng điện tử cùng các món hàng giá trị lớn, cũng như rút đồng rúp khiến máy rút tiền ATM cạn tiền, để họ đổi mua đồng USD và đồng euro.
Từ St. Petersburg đến Siberia, các đại lư đổi tiền đều cạn nguồn ngoại tệ, và họ nâng tỷ giá hối đoái. Ngân hàng tiết kiệm nhà nước Sberbank Alfa Bank (ngân hàng cho vay tư nhân lớn nhất Nga) đều nói họ trải nghiệm một cơn khát đồng euro và USD.
“Nhu cầu mua ngoại tệ rất khủng khiếp. Người dân đem từng bao tiền lớn đến đổi. Thật là điên rồ”, theo lời Kamila Asmalova, giám đốc một chi nhánh Sberbank ở Moscow. Bà nói chi nhánh cạn ngoại tệ lúc 14 giờ chiều 16.12.
Đồng rúp rớt giá trị 55 % so với đồng USD tính từ đầu năm nay. Đến 15 giờ 15.12, tỷ giá là 100 rúp “ăn” 1 euro nhưng đến 21 giờ th́ đứng ở giá 90 rúp đổi 1 euro, và 80 rúp đổi được 1 USD, so với lúc sáng 58,1 rúp đổi được 1 USD.
Đến sáng 17.12, tỷ giá là 70, 7 rúp "ăn" 1 USD.
Theo Reuters, có lúc tỷ giá báo trên bảng là 80 rúp đổi 1 USD, nhưng nữ nhân viên trong quầy đổi tiền nọ ở Moscow vẫn nói tỷ giá là 85 rúp đổi 1 USD.
Lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998, tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi hàng giờ, theo tốc độ mất giá của đồng rúp.
Ngân hàng cho vay Lanta Bank (cỡ trung b́nh ở Moscow) nói các đối tác nước ngoài của họ không thể chở ngoại tệ qua hôm 17.12, do máy bay dùng chở tiền mặt đều kín lịch hoạt động.
Công ty đồ gỗ IKEA nói sẽ nâng giá bán ở Nga trong vài ngày tới. Công ty Apple nói họ ngưng bán hàng qua mạng trên toàn nước Nga, sau khi đă tăng 25 % giá bán iPhone 6 hồi tháng trước.
Nỗi lo lắng của dân Nga: giá sinh hoạt tăng cao
Thảm họa đồng rúp Nga rớt giá đánh thức lại nỗi sợ giá cả sinh hoạt tăng cho người tiêu dùng. Người phát ngôn Hiệp hội các công ty bán lẻ nhận định giá lương thực, nước uống sẽ tăng giá 15 % trong quư 1-2015.
Dân Nga vài ngày qua đổ xô tiêu hết số đồng rúp mất giá nhanh, bằng cách mua đồ điện tử, xe con trước khi giá các mặt hàng này sẽ tăng.
![](http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=710062&stc=1&d=1418859186)
Đồng rúp Nga khó mua đồng USD
Nữ phó thủ tướng Nga Olga Golodets cảnh báo: giá cả tăng sẽ khiến tăng số người sống nghèo, một sự thừa nhận hiếm có của chính phủ Nga về thảm họa đồng rúp Nga rớt giá này.
Bà nội trợ Maria Semyonova, 30 tuổi, nói sắp tới gia đ́nh bà sẽ phải dè sẻn chi tiêu từ số tiền lương của chồng và trợ cấp nuôi con của bà. Bà đă phải dẹp khoản mua quà mừng Tết dương lịch 2015, chỉ mua vé xem kịch cho cha mẹ bà thay v́ chi hàng ngàn rúp mua quà.
Nhưng vợ chồng bà nhất trí với Tổng thống Nga Vladimir Putin: phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc sống chật vật của người dân Nga, khi họ áp đặt lệnh cấm vận Nga với cớ Moscow can thiệp vào Ukraine.
Nền kinh tế suy yếu có thể sẽ củng cổ thêm quan điểm của Điện Kremlin khi đối đầu với lệnh cấm vận Nga của phương tây.
Cùng ngày 16.12, khi Nhà Trắng nói Tổng thống Mỹ Barrack Obama sẽ kư đạo luật tăng cường cấm vận Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với kênh truyền h́nh France 24 (Pháp) rằng “Nga sẽ không chỉ sống sót, mà c̣n thoát ra mạnh mẽ”.
Hết mong được thưởng mừng Năm mới
Vấn đề lớn là liệu những vấn nạn kinh tế này sẽ chuyển thành một thách thức chính trị thật sự cho ông Putin, người vẫn đạt mức tín nhiệm cao 80 %, vẫn duy tŕ khả năng kiểm soát chính trị-kinh tế Nga?
Cuộc khủng hoảng đồng rúp năm 1998 làm sập hệ thống tài chính Nga, giúp đưa ông Putin lên quyền lực. Sự ổn định tài chính cho đến nay là dấu ấn trong 15 năm cầm quyền của ông.
Dân Nga từng hưởng sự tăng trưởng kinh tế dựa vào giá dầu thô xuất khẩu giá cao dưới thời Tổng thống Putin. Ngày càng nhiều người Nga có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, du lịch nước ngoài và sử dụng hàng hóa nhập khẩu.
Nên họ bị sốc khi kinh tế đảo chiều. Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom phải bác tin của hăng tin Interfax, rằng họ phải giảm biên chế ¼ trong số nửa triệu nhân công.
Đa số người ủng hộ ông Putin là dân nghèo và công chức nhà nước-thường không có tiền tiết kiệm, chi tiêu chủ yếu bằng đồng rúp.
Hiện chưa rơ khoản tiết kiệm của dân thường Nga có bị tổn thất hay không: nhiều người đă tiết kiệm bằng ngoại tệ mạnh sau cuộc khủng hoảng 1998. Số khác đổi qua đồng USD từ vài tháng nay, trong khi CBR chi hàng tỷ USD mua đồng rúp để không thiếu tiền mặt.
Sự mất giá của đồng rúp đă tác động đến giai cấp trung lưu vốn đôi khi đi nghỉ hè ở nước ngoài và có tiền tiết kiệm.
Nữ nhân viên tài chính Tatiana Boytsova, 28 tuổi ở St. Petersburg, nói đồng nghiệp của cô mất 40 phút xếp hàng để đổi đồng rúp lấy ngoại tệ. Cô và người thân phải hủy chuyến nghỉ tránh mùa đông lạnh ở nước ngoài, dù không được hoàn tiền vé, chỉ v́ chi phí chuyến nghỉ này rất cao.
Cô cũng chẳng kỳ vọng sẽ được thưởng tiền cuối năm, thậm chí tính chuyện bán lại tấm vé xem nhạc kịch opera vào ngày 19.12 tới: “Lúc này, tiền cần hơn opera”.
Bích Ngọc (theo The Wall Street Journal, Reuters)