Từ tấm pin mặt trời nổi trên mặt nước đến hệ thống chuyển hóa năng lượng từ bước chân, những phát minh về công nghệ này đang từng bước thay đổi cuộc sống đô thị trên toàn thế giới theo hướng thông minh, an toàn và hiệu quả hơn.
Trong số các phát minh mang tính tương lai này, có những sáng kiến hiện đă được áp dụng tại vài thành phố lớn trên thế giới.
1. Thùng rác thông minh
"Một trong những vấn đề lớn nhất trong thu gom rác là không biết khi nào thùng rác bị quá tải", Brian Phillips - Phó giám đốc điều hành của BigBelly Solar nhận xét.
Để giải quyết vấn đề này, Công ty BigBelly Solar đă cho ra mắt các thùng rác thông minh từ năm 2009. Thùng rác này có thể tối đa hóa lượng rác thải bên trong thùng. Hệ thống cảm biến có kết nối wifi bên trong thùng sẽ phát ra tín hiệu cho người thu gom rác biết khi nào th́ thùng đầy.
Phillips cho biết, những thùng rác thông minh này có thể giảm tải số lượt đi thu gom rác từ 14 lần xuống c̣n 3 lần một tuần.
Thùng rác này hiện đang được dùng tại các cửa hàng bán lẻ, bệnh viện, trường học của hơn 1.500 thành phố tại 46 quốc gia.
2. Chuyển hóa năng lượng từ bước chân
Mỗi khi bạn đi bộ, các năng lượng tỏa ra thường bị bỏ phí. Hệ thống Pavegen do một công ty start-up tại London sản xuất năm 2009, đă tạo ra công nghệ có thể chuyển hóa các năng lượng thu được từ các bước chân thành năng lượng tái tạo.
Khi người dân đi bộ trên những tuyến đường được lắp hệ thống Pavegen, tùy theo trọng lượng cơ thể của mỗi người mà các năng lượng phát ra được thu gom lại có thể dùng để sạc điện thoại hoặc thắp sáng đường phố.
Hệ thống vỉa hè thu năng lượng của Pavegen được làm từ nhựa cao su tái chế. Hệ thống Pavegen đă được lắp đặt tại 20 quốc gia, trong đó có các địa phương phục vụ Olympics London 2012, sân bay Heathrow của London (Anh), một sân vận động tại Rio de Janeiro (Brazil) và một trạm tàu điện tại Saint Omer (Pháp).
3. Bể bơi dùng nước sông
+POOL là dự án lọc nước của các sông ô nhiễm để xây các bể bơi trong thành phố được nghiên cứu tại Mỹ. Hệ thống này đang được thử nghiệm tại ḍng sông Hudson, nổi tiếng là bẩn tại thành phố New York. Hệ thống +POOL đặc biệt không sử dụng chất chlorine để khử trùng ḍng nước.
Thay vào đó, nước sông được lọc qua hệ thống đa lớp của +POOL, sau đó đổ vào các bể bơi trong thành phố. Trong suốt 5 tháng đầu năm 2014, +POOL thử nghiệm lọc nước ḍng sông Hudson và các thông tin về lượng nước, độ sâu, nhiệt độ của bể bơi liên tục được cập nhật và công bố tại Google Drive.
Archie Coates IV, đồng sáng lập của +POOL cho biết dự án kỳ vọng đến tháng 5/2017 có thể tạo ra các bể bơi sử dụng nước sông theo đúng tiêu chuẩn của Thế vận hội Olympic.
4. Vận chuyển thực phẩm xanh
Số lượng địa phương đô thị hóa gia tăng nhanh chóng kéo theo nhu cầu vận chuyển thực phẩm từ các miền quê lên thành phố càng cao. Tuy nhiên, lượng xe container dùng để vận chuyển gây ô nhiễm môi trường do hệ thống khí thải phát ra không khí.
V́ vậy, Công ty Carrier Corp. đă nghiên cứu ra công nghệ vận chuyển thực phẩm NaturaLINE với mục tiêu dùng lượng khí thải CO2 ngoài môi trường để làm lạnh thực phẩm.
Hiện mỗi ngày tại nước Mỹ có khoảng 275.000 xe container sử dụng hệ thống làm lạnh truyền thống. Nếu toàn bộ lượng xe này chuyển sang áp dụng hệ thống giữ lạnh NaturaLine th́ sẽ lọc được tổng lượng CO2 do các xe hơi phát thải trên tất cả những con đường tại Washington trong ṿng một năm, Công ty Carrier Corp cho biết.
5. Xe hơi công cộng
Là tiến sĩ tốt nghiệp trường MIT, Mitchell Joachim tham gia vào nhóm nghiên cứu sản xuất xe hơi có thể thu hẹp một nửa diện tích khi đậu xe. Tham vọng của nhóm là sau 10 năm nữa công nghệ gấp xe này sẽ được áp dụng cho tất cả các xe hơi sản xuất tại các đô thị trên thế giới.
Những chiếc xe này được kỳ vọng sẽ được đặt tại các hệ thống công cộng trong thành phố để người dân có thể thay nhau sử dụng, tương tự mô h́nh xe đạp công cộng đang áp dụng tại các quốc gia châu Âu.
Hiện Tây Ban Nha và Đức là hai quốc gia đầu tiên ủng hộ ư tưởng này của Mitchell Joachim.
6. Pin mặt trời nổi trên mặt nước
Các tấm pin năng lượng mặt trời khi đặt trên mặt đất thường chiếm diện tích lớn. V́ vậy, Công ty Pháp Ciel & Terre đă phát triển phiên bản nổi trên mặt nước cho các tấm pin năng lượng mặt trời này.
Các tấm pin được thiết kế bởi các vật liệu có thể tái sử dụng được, dễ dàng để lắp đặt trong tất cả các nguồn sử dụng điện. Các tấm pin này có hệ thống neo lại, có thể đặt trên các hồ nước, các đầm, kênh đào, và cả các hồ nước uống.
Dự án lắp đặt đầu tiên của Ciel & Terre là tại Piolenc (Pháp) vào năm 2011, và dự án lớn nhất của công ty là lắp 4.536 tấm pin tại Okegawa (Nhật Bản).
7. Giao lộ thông minh
Một nhóm nghiên cứu sinh thuộc pḥng nghiên cứu Senseable City của ĐH MIT (Mỹ) đang thiết kế hệ thống cao tốc thông minh không sử dụng đèn giao thông mang tên DriveWave.
DriveWave được phát triển trên nền tảng cung cấp thông tin cho các xe hơi tự lái trong tương lai. Cụ thể, DriveWave sẽ cung cấp cho tài xế thông tin về t́nh trạng giao thông trên các tuyến đường, mức độ phát thải khí của xe và thời gian kéo dài dự kiến khi xảy ra t́nh trạng kẹt xe.
Carlo Ratti, giám đốc của pḥng thí nghiệm Senseable City tin rằng sự phát triển của ḍng xe hơi tự lái sẽ giúp DriveWave thay thế dần hệ thống đèn giao thông trên đường phố. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ phát triển thành công vào năm 2050.
8. Tích trữ nước mưa
Nước mưa là một trong những ḍng chảy gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 45 ngh́n tỷ lít nước mưa chảy qua hệ thống cống rănh, đường xá, làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên.
Công ty OptiRTC đă phát triển công nghệ bồn lưu trữ nước mưa nhằm giúp giảm thiểu t́nh trạng này. Cụ thể, các bể nước được lắp van và cảm biến để quản lư t́nh trạng mực nước. Hệ thống cũng theo dơi các dự báo thời tiết để làm rỗng các bể chứa trước các cơn băo.
Nước mưa thu được sẽ dùng để tưới cây và xây dựng theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Washington DC.
LÂM NGHI (theo CNN)
DNSG