Cảnh sát tuyên bố vụ khủng hoảng con tin ở Sydney kết thúc. Ba người chết, gồm cả kẻ bắt cóc, và ba người bị thương nghiêm trọng trong vụ giải cứu con tin.
Cảnh sát tiến vào quán cafe Lindt ở Sydney giải cứu các con tin. Ảnh: Telegraph
Cảnh sát New Soul Wales xác nhận chiến dịch giải cứu con tin bị bắt cóc tại quán cafe Lindt ở trung tâm Sydney đă kết thúc. Telegraph dẫn nguồn truyền thông địa phương đưa tin kẻ bắt cóc bị bắn chết và ít nhất hai con tin thiệt mạng.
Theo CNN, cảnh sát đặc nhiệm Australia xác nhận rạng sáng ngày 16/12 theo giờ địa phương rằng, kẻ bắt cóc con tin đă bị bắn chết. Có 9 người trong ṭa nhà lúc cảnh sát nổ súng giải cứu con tin. Kẻ bắt cóc mặc bộ đồ vest dày màu đen nên lực lượng thực thi pháp luật lo sợ y mang thuốc nổ trên người. Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia rà phá bom ḿn đă tiếp cận ṭa nhà và kiểm tra thi thể kẻ nổ súng. Người ta chưa t́m thấy bất kể loại vật liệu nổ nào.
Trước đó, người ta thông báo 11 người đă được giải cứu, bao gồm cả 5 con tin trốn thoát buổi sáng. Cảnh sát ngay lập tức tiếp cận những người thoát ra để bảo vệ họ. Cảnh sát cũng đưa robot ḍ bom tới quán cà phê. Nhiều người vừa tháo chạy vừa la hét.
Một con tin bị thương được nhân viên y tế đưa khỏi ṭa nhà. Ảnh: AP
Các nhân chứng cho biết nghe thấy tiếng súng nổ bất ngờ. Có ít nhất hai hoặc ba phát đạn được bắn ra. Tiếng súng nổ kéo dài trong khoảng 10 giây và sau đó, chuông báo động cũng được tắt đi.
Nhân viên y tế mang cáng vào ṭa nhà khi cảnh sát rút ra. Những tiếng nổ trước khi họ đột nhập Lindt là âm thanh của lựu đạn choáng. Phóng viên AFP nh́n thấy khói bốc ra.
Trước đó, cảnh sát xác nhận tiếng nổ trong quá tŕnh giải cứu con tin ở Lindt là do đạn. Đặc nhiệm sử dụng đạn nhật trong quá tŕnh giải cứu. Chuông báo động vẫn đang kêu.
Nghi phạm là người gốc Iran
Cảnh sát cho biết nghi phạm thực hiện vụ bắt cóc con tin ở quán cafe Lindt là gương mặt quen thuộc với cảnh sát, có tên Man Maron Monis, 50 tuổi, công dân nhập cư gốc Iran. Theo BBC, cảnh sát chú ư tới nhân vật này khi y viết những lời nhạo báng gia đ́nh của một binh sĩ Australia tử trận. Năm ngoái, Monis bị buộc tội có liên quan tới vụ sát hại vợ cũ, người đă có với y 2 mặt con.
Chân dung Man Maron Monis. Ảnh: Theage.com.au
Gần đây nhất, có hơn 50 cáo buộc sàm sỡ và tấn công t́nh dục nhằm vào y trong thời gian tự xưng là "người chữa bệnh tinh thần" có khả năng tiêu diệt tà ma tại phía tây Sydney từ hơn một thập kỷ trước.
Mới đây, Monis tự so sánh bản thân ḿnh với Julian Assange, nhà sáng lập trang Wikileaks và cho rằng mọi cáo buộc nhằm vào y đều nhằm mục đích chính trị. Nó được đưa ra sau khi y bị tuyên có tội khi viết những lá thư nhạo báng gia đ́nh một người lính Australia tử trận từ năm 2007 tới năm 2009. Y bị phạt lao động công ích 300 giờ.
Tờ Telegraph đưa tin, một chuyên gia chống khủng bố hàng đầu của Australia khẳng định, kẻ thực hiện vụ khủng bố ở Sydney khó hành động một ḿnh và vụ tấn công là sản phẩm của một kết hoạch được lên cẩn trọng nhằm mục đích gây chú ư nhất. Đây là hành động rất đáng lo ngại v́ kẻ thực hiện vụ khủng bố dường như là một người đứng tuổi. Nó cho thấy đây khó là hành động bột phát.
Giáo sư Greg Barton, từ Đại học Monash, cho biết cuộc tấn công dường như đă được lên kế hoạch cẩn thận nhằm gây chấn động mạnh nhất. Kẻ thực hiện vụ bắt cóc cũng hành động bài bản và rất b́nh tĩnh. Quán cafe Lindt nằm đối diện một đài truyền h́nh của Australia nên việc treo lá cờ màu đen có chữ Arab sẽ nhanh chóng được cả thế giới chú ư.
"Kẻ thực hiện vụ tấn công có khả năng là thành viên của một mạng lưới khủng bố ở trong hoặc ngoài Australia. Sẽ bớt đáng quan ngại hơn nếu kẻ tấn công là một người đàn ông trẻ tuổi bột phát và hành động không có mục đích. Một người trung niên sẽ khiến mọi yếu tố trở nên nguy hiểm hơn", giáo sư Barton khẳng định.
Cảnh sát vũ trang bao vây quán cafe Lindt. Ảnh: AFP
Ông Barton cũng cảnh báo các tay súng Hồi giáo Cực đoan đang ngày càng thúc giục các chiến binh ở nước ngoài thực hiện các vụ tấn công ở chính nơi họ sống hơn là đổ dồn tới Iraq và Syria. Cuộc tấn công giữa trung tâm Sydney là sự việc hoàn toàn "không đáng ngạc nhiên".
Australia cũng như Anh và các quốc gia phương Tây khác đang phải đối mặt với tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), những người liên tiếp lôi kéo được hàng loạt thanh niên trẻ tuổi tới Trung Đông tham chiến.
Dự đoán về diễn biến tiếp theo, Telegraph cũng dẫn lời một chuyên gia giải cứu con tin giấu tên dự đoán cuộc vây bắt của cảnh sát sẽ c̣n kéo dài đến đêm. Ông giải thích lư do cảnh sát không dùng súng để khống chế kẻ bắt cóc bởi theo ông, cảnh sát chỉ hành động đáp trả khi kẻ bắt cóc bắt đầu đe dọa tính mạng của các con tin.
"Họ sẽ ở lại đó khi trời tối. 2 hay 3h sáng sẽ là thời gian mệt mỏi của cả thể chất và tinh thần. Vào thời điểm này, bạn không có ư tưởng ǵ khi đầu óc ở trạng thái căng thẳng cực độ. Đó là khi mọi chuyện có thể thay đổi. Hy vọng rằng, khi kẻ bắt cóc con tin mệt mỏi, hắn sẽ từ bỏ mà không gây hại tới bất cứ ai".
Vụ bắt cóc con tin chấn động thế giới xảy ra ở khu vực Martin Place, thành phố Sydney, Australia. Cảnh sát vũ trang đang bao vây quán và phong tỏa toàn bộ khu vực.
Hồng Duy