Khi bạn mong chờ một cuộc khủng hoảng, sẽ luôn có rất nhiều bằng chứng cho điều đó hiện ra trước mắt bạn. Đó là câu nói đầy châm biếm đang nổi lên trên các kênh thông tin trong vài ngày gần đây như một sự đáp trả những kỳ vọng của những người đang tin vào một cuộc khủng hoảng thực sự đang xảy ra ở nước Nga. Kinh tế Nga quả là đang trải qua những ngày gian khó, nhưng nếu cho rằng nó sẽ chết yểu th́ khả năng đó hăy c̣n xa vời lắm.
Kinh tế Nga vẫn trong tầm kiểm soát của chính phủ
Quả thực, không thiếu những bằng chứng về sự sa sút của kinh tế Nga đang phơi bày trước mắt toàn thế giới, từ những người chỉ theo dơi tin tức qua báo chí và TV cho đến những người nước ngoài trực tiếp đến nước Nga trong thời gian này.
Với những người chỉ theo dơi tin tức gián tiếp qua báo chí hay TV, đó sẽ là những tin tức về đồng Rup mất giá tốc độ cao, quỹ dự trữ ngoại tệ của Nga đă giảm ¼ chỉ trong năm nay, hàng hóa nhu yếu phẩm ngoại nhập ngày càng ít do nhập khẩu giảm. Chỉ cần có một chút ít vốn hiểu biết về kinh tế cũng là đủ để có thể hiểu kinh tế Nga đang khó khăn thế nào dù ở bất cứ đâu trên thế giới.
Những người khách nước ngoài đến Nga thời điểm hiện tại cũng tương tự, có không ít những bằng chứng khá xác đáng cho t́nh trạng khó khăn mà kinh tế Nga gặp phải. Các trung tâm thương mại đ́u hiu hơn, các nhà hàng và cửa tiệm đóng cửa nhiều hơn, các máy ATM thường xuyên hết tiền mặt, người dân Nga đang lui tới những cửa hàng giá rẻ hay những khu chợ b́nh dân nhiều hơn. Bước vào bất cứ một cửa hàng mua sắm tầm trung nào ở Moscow hay một thành phố lớn nào khác, họ cũng sẽ cho biết doanh số cửa hàng giảm đi so với cùng kỳ năm trước.
Tất cả những điều đó, dù là thông tin qua báo chí, Internet hay những trải nghiệm trực tiếp đều chỉ ra rằng kinh tế Nga đang trải qua t́nh trạng khó khăn thực sự. Cũng giống như bất cứ xă hội nào đang trải qua nạn đồng tiền quốc nội mất giá, xă hội Nga đang tỏ ra khá e dè và có xu hướng thận trọng trong sinh hoạt và tiêu dùng. Nhưng nếu coi đó là bằng chứng của một cuộc khủng hoảng trầm trọng, th́ e rằng đó là một sự bi kịch hóa một cách quá đáng. Cần một tầm nh́n rộng hơn, những số liệu cụ thể hơn để đánh giá t́nh trạng kinh tế Nga ở thời điểm hiện tại.
Trên thực tế, đồng Rup mất giá so với các đồng tiền khác như USD hay Euro gần như ít tác động đến kinh tế Nga. Giá cả và sinh hoạt của người dân Nga ít có sự thay đổi ngoài việc họ ít mua những hàng nhập khẩu hơn và có xu hướng dùng hàng nội thay thế nhiều hơn.
Giới phân tích cho rằng việc đồng Rup mất giá ở Nga hiện nay khác với đa số các trường hợp lạm phát ở các nước khác, nơi đồng nội tệ cũng mất giá nghiêm trọng. Sở dĩ như thế v́ ở Nga đồng Rup mất giá do thiếu một lượng lớn USD chứ không phải do thừa đồng nội tệ như ở các trường hợp khác. Điều này khiến cho giá cả hàng hóa ở Nga, trừ hàng nhập khẩu, vẫn không thay đổi nhiều.
Điều này dẫn tới việc giá trị túi tiền của người dân Nga không bốc hơi nếu họ chấp nhận dùng hàng nội. Theo cơ quan thống kê trung ương Nga, mức tiêu thụ chung ở Nga đă không giảm kể cả trong giai đoạn đồng Rup mất giá mạnh nhất. Điều này thậm chí c̣n là tin tức tốt với những nhà hoạch định chính sách Nga, v́ đây là một cơ hội tốt để họ tăng cường khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Nga, chỉ số công nghiệp Nga đă tăng 2,9% trong tháng 10, một điều chưa từng xảy ra trong 3 năm qua ở Nga.
Đồng Rup trượt giá cũng đang khiến số tiền mà người dân Nga đổ vào thị trường chứng khoán nhiều hơn, có thể thành một đợt kích thích về tài chính lớn cho các doanh nghiệp Nga có cơ hội phát triển mạnh.
Đồng Rup mất giá cũng đang đem lại những lợi ích nhất định. Giới thượng lưu ở Nga đang đổ xô đi mua sắm những hàng hóa xa xỉ khi họ đang có cơ hội mua với giá rẻ hơn các thị trường khác như Châu Âu hay Mỹ khoảng 30% - mức mất giá của đồng Rup so với USD hay đồng Euro.
Các cửa hàng đồ điện tử cao cấp như Smartphone hay máy tính, và đặc biệt là các hăng siêu xe đắt tiền như Lexus, Rolls Royce, Mercedes hay Porsche đang có doanh thu chóng mặt đạt mức cao nhất ở thị trường Nga trong nhiều năm trở lại đây.
Những người hoài nghi th́ cho rằng giới thượng lưu Nga làm thế như một cách đầu tư hiệu quả khi đồng Rup trượt giá khi họ muốn thay thế nó bằng tài sản thực. Nhưng thực tế là giới thượng lưu Nga đang rộ lên một cơn sốt mua sắm khi hàng hóa rẻ đi mà thôi.
Thực tế cũng cho thấy là những tập đoàn lớn hầu hết vẫn đang ở lại Nga bất chấp những lệnh trừng phạt, và việc doanh thu của các hăng này tăng mạnh hiện nay có thể trở thành động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp khác của phương Tây quay trở lại thị trường Nga.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
MTG