Chính phủ Mỹ vừa ra một bản báo cáo chính thức thách thức đường 9 đoạn hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này đă khiến Trung Quốc nổi giận, tung ra một loạt lời chỉ trích gay gắt.
Với sức mạnh kinh tế, quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc đang quyết liệt thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Kết quả là Trung Quốc đang biến Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng phát xung đột nhất thế giới.
Trong bản báo cáo được công bố hồi cuối tuần trước, Cục Hải dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề Khoa học (OES) của Mỹ đă nói rằng, việc Trung Quốc đ̣i chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” hay là đường lưỡi ḅ là “không phù hợp với luật biển quốc tế”.
Nghiên cứu dài 24 trang của OES khẳng định, Trung Quốc đă thất bại trong việc đưa ra được bất kỳ “bằng chứng lịch sử nào được công nhận” để đ̣i chủ quyền đối với khu vực.
Nghiên cứu của OES cho biết thêm rằng, các bản đồ của Trung Quốc, thậm chí là từ năm 1947, cũng không đủ để chứng minh cho đ̣i hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông. “Các bản đồ khác nhau mà Trung Quốc phát hành thiếu tính chính xác, sự rơ ràng và tính nhất quán v́ thế không truyền đạt được bản chất và phạm vi của đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc”, tài liệu của chính phủ Mỹ khẳng định.
Sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) làm nền tảng, OES cũng kết luận, đ̣i hỏi chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông “đi ngược lại với luật pháp quốc tế”.
Theo Mỹ, những điều khoản quy định về các vùng hàng hải theo UNCLOS ủng hộ quyền chủ quyền dựa trên yếu tố ven biển hơn là yếu tố lịch sử. Trung Quốc là nước tham gia UNCLOS.
Ngoài ra, bản báo cáo của Mỹ cũng nói thêm rằng, đ̣i hỏi chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông không qua được bài “thử thách pháp lư gồm 3 phần” được sử dụng trong luật pháp quốc tế bởi v́ Bắc Kinh không có được “sự thực thi chủ quyền hiệu quả, công khai, được nhiều người biết đến” ở khu vực.
Trung Quốc cũng không “thực thi chủ quyền liên tục” ở Biển Đông và cũng không có được sự công nhận của các nước khác về sự thực thi đó.
“Một nước v́ thế không thể đ̣i chủ quyền dựa trên những lập luận riêng mơ hồ về bản chất mà thay vào đó phải xác định dựa trên sự công khai với đầy đủ tính rơ ràng”, nghiên cứu của OES nhấn mạnh.
Mỹ c̣n khẳng định Trung Quốc không thể sử dụng đường 9 đoạn để “đơn phương thiết lập đường biên giới hàng hải với các nước khác”.
Đường 9 đoạn của Trung Quốc không chỉ bị phản đối mạnh mẽ bởi các nước có liên quan trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế. Giới chuyên gia, học giả có uy tín trên thế giới đă nhiều lần lên tiếng chỉ ra sự phi lư, vô căn cứ và trái pháp luật của đường 9 đoạn.
Phản ứng của Trung Quốc trước thách thức mới của Mỹ
Phản ứng trước bản báo cáo trên của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă lên án gay gắt, nói rằng nội dung của bản báo cáo đó đi ngược lại với lời cam kết của Washington về việc không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua (9/12), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hồng Lỗi tuyên bố: "bản báo cáo của Mỹ phớt lờ những yếu tố căn bản và các nguyên tắc luật pháp quốc tế, đi ngược lại với lời hứa không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp”.
"Điều đó không có lợi cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông cũng như ḥa b́nh và sự ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi Mỹ thực hiện lời cam kết của ḿnh, hành động và phát ngôn một cách thận trọng, khách quan và đánh giá công bằng đối với vấn đề Biển Đông”, ông Hồng Lỗi đă nói như vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thể hiện sự tức giận với Mỹ về vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh liên tục kêu gọi, cảnh báo Washington tránh xa Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lănh hải, lănh thổ ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Vùng lănh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang đ̣i chủ quyền đối với 90% Biển Đông - khu vực biển được tin là chứa một trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt cũng như nguồn hải sản dồi dào. Biển Đông cũng chứa những tuyến đường biển chiến lược quan trọng, bận rộn và sôi động nhất thế giới.
Để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc gần đây đă có nhiều hành động hung hăng, hiếu chiến, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lo ngại. Biển Đông trong vài năm trở lại đây liên tục chứng kiến các cuộc đối đầu, va chạm giữa tàu thuyền của Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh đang có tranh chấp ở Biển Đông. Đă có không ít lần cộng đồng thế giới "thót tim" lo sợ về nguy cơ bùng phát xung đột quân sự ở Biển Đông.
Các nước ASEAN đang t́m cách thúc đẩy Trung Quốc kư kết một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có tính ràng buộc nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực và tiến dần tới việc t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh cho các cuộc tranh chấp ở vùng biển nóng bỏng này.
Kiệt Linh (tổng hợp)