Rất nhiều dự án nghiên cứu khoa học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đă tạo ra bước ngoặt làm thay đổi lịch sử ngành hàng không vũ trụ quốc tế. đặc biệt, trong đó có không ít dự án kỳ lạ…
Robot không gian Dextre
Làm việc trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Một trong những tai nạn thường gặp là va chạm với các mảnh vỡ ngoài không gian di chuyển với tốc độ siêu âm. Để bảo vệ an toàn cho các phi hành gia, NASA đă cho phát triển dự án nghiên cứu, chế tạo robot cơ khí ngoài không gian có tên gọi Dextre.
Dextre có thiết kế khá lớn với chiều cao 3,5m, cánh tay khá dài cùng trọng lượng lên tới 1,7 tấn và được gắn cố định vào thân của Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Mọi cử động của robot sẽ được điều khiển từ xa từ trung tâm, chủ yếu là để bảo tŕ, sửa chữa các lỗi kỹ thuật bên ngoài trạm vũ trụ, công việc trước đây các phi hành gia thường phải trực tiếp đảm nhận.
Trồng rau trên không gian
Thực phẩm chính của các phi hành gia trên không gian chủ yếu vẫn là đồ ăn đóng hộp, có khả năng lưu trữ trong thời gian dài, hầu như không có đồ ăn tươi. Nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn, các nhà khoa học đă nảy ra ư tưởng xây dựng một trang trại rau sạch trên không gian.
Tháng 4/2014, những hạt giống rau diếp đầu tiên đă được chuyển tới trạm ISS, lưu trữ trong pḥng kín, trồng bằng đất sét, tưới phân bón rồi được theo dơi, bảo quản nghiêm ngặt. Các nhà khoa học cũng cho lắp một hệ thống đèn LED xung quanh để giúp cây quang hợp. Sau khi thu hoạch, rau sẽ được ủ lạnh và vận chuyển về Trái Đất để được nghiên cứu về chất lượng và độ an toàn. Nếu dự án này thành công, NASA dự kiến sẽ tiếp tục trồng thêm nhiều loại rau củ khác trên không gian.
Công nghệ khoan băng bằng hạt nhân
Trong nỗ lực t́m kiếm sự sống ngoài Trái Đất, các nhà khoa học NASA đang lên kế hoạch thám hiểm mặt trăng Europa, một vệ tinh tự nhiên của sao Mộc. Tuy nhiên, vệ tinh này lại được bao phủ bởi một lớp vỏ băng dày đến 30 km khiến cho sứ mệnh của NASA trở nên vô cùng khó khăn. Ngay cả trên Trái Đất cũng chưa từng có một dự án tương tự.
Dự án của NASA đang dần trở thành hiện thực khi mới đây tổng thống Obama đă quyết định chi thêm 15 triệu USD trợ cấp hàng năm cho dự án thăm ḍ Europa và sứ mệnh lịch sử này dự kiến bắt đầu năm 2022.
Để chuẩn bị cho công tác thăm ḍ, NASA đang gấp rút nghiên cứu và phát triển hệ thống khoan thăm ḍ mới. Thay v́ sử dụng mũi khoan thông thường, các nhà khoa học sẽ sử dụng một lơi hạt nhân để tạo động cơ phản lực với nhiệt lượng lớn, có khả năng thiêu đốt các lớp băng. Hiện một số cuộc thử nghiệm của dự án đă được tiến hành thành công tại Matanuska Glacier của Alaska.
Vệ tinh siêu nhỏ
Thời gian gần đây, NASA đă cho phát triển dự án vệ tinh siêu nhỏ (nanosatellite) với những vệ tinh có kích cỡ chỉ nằm gọn trong ḷng bàn tay.
Vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên trong dự án nanosatellite là CubeSat. Giống như tên gọi của nó, chiếc vệ tinh có h́nh dạng giống một cái hộp nhỏ với chiều dài 10cm và chỉ nặng 1,3 kg. Một số vệ tinh siêu nhỏ do NASA phát triển vài năm trở lại đây có kích thước thậm chí chỉ bằng một con tem với đầy đủ những tính năng như một vệ tinh lớn. Vào năm 2011, những vệ tinh này đă được phóng lên Trạm ISS từ tàu vũ trụ Endeavour để phục vụ cho công tác thu thập thông tin, thay thế cho các vệ tinh cồng kềnh, tốn kém.
Chuột phi hành gia
Để nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lực trong các môi trường khác nhau, NASA đă gửi vào không gian những phi hành gia đặc biệt là những chú chuột trong pḥng thí nghiệm. Những chú chuột này được gửi lên trạm không gian ISS trong khoảng thời gian 6 tháng. Tuổi thọ trung b́nh của chuột là hai năm, tương đương với 20 năm của con người.
Chuột phi hành gia.
NASA sẽ theo dơi những thay đổi của những “phi hành gia chuột” trong điều kiện sống không trọng lực và so sánh với những người anh em của chúng tại Trái Đất. Trên trạm vũ trụ, những chú chuột được nuôi trong môi trường nhân tạo với các điều kiện sống tốt nhất, chỉ có khác là chúng luôn lơ lửng trong không trung.
Báo Thế giới & Việt nam