Bộ trưởng Ngoại giao Laurent Fabius cho biết chính phủ sẽ không bị ràng buộc bởi cuộc bỏ phiếu này, nhưng Pháp vẫn công nhận nền độc lập của Palestine mà không cần thông qua đàm phán.
Hôm thứ Ba (2/12), các nhà lập pháp của Pháp đă tiến hành bỏ phiếu để kêu gọi Chính phủ công nhận chủ quyền của Palestine.
Mặc dù động thái mang tính biểu tượng này sẽ không ảnh hưởng ngay đến lập trường ngoại giao của Pháp, nhưng đă thể hiện thái độ ngày càng mất kiên nhẫn của châu Âu trước một tiến tŕnh ḥa b́nh bị đ́nh trệ.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (ảnh trái) bắt tay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một cuộc họp tại văn pḥng Thủ tướng Chính phủ tại Jerusalem, Israel, ngày 25 tháng 8 năm 2013
Trong khi hầu hết các nước đang phát triển công nhận chủ quyền của Palestine th́ phần lớn các nước Tây Âu lại đứng về phe Israel và Mỹ, đồng thời cho rằng một nhà nước Palestine độc lập chỉ có thể ra đời sau các cuộc đàm phán với Israel.
Tuy nhiên, sau khi cuộc đàm phán diễn ra hồi tháng Tư giữa Israel – Palestine do Mỹ làm trung gian đă rơi vào bế tắc, các quốc gia châu Âu đang ngày càng tỏ ra thất vọng với Israel.
Chính phủ Palestine cho biết cuộc đàm phán đă thất bại và họ không c̣n sự lựa chọn nào khác ngoài việc đấu tranh để chủ quyền của ḿnh được công nhận.
Hồi tháng Mười, Thụy Điển trở thành quốc gia lớn nhất ở Tây Âu công nhận nền độc lập của Palestine. Quốc hội tại Anh và Ireland cũng tổ chức bỏ phiếu thông qua nghị quyết không bắt buộc nhằm ủng hộ việc công nhận chủ quyền của Palestine.
Israel đă lên tiếng phản đối mạnh mẽ những động thái này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi cuộc bỏ phiếu của Pháp hôm thứ Ba là một "sai lầm nghiêm trọng".
Động thái mới đây của Pháp, dưới sự thúc đẩy của đảng Xă hội cầm quyền, các đảng cánh tả và Bảo thủ, yêu cầu Chính phủ “công nhận một nhà nước Palestine độc lập với mục đích giải quyết các xung đột một cách rơ ràng".
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Ngoại giao Laurent Fabius cho biết chính phủ sẽ không bị ràng buộc bởi cuộc bỏ phiếu này. Tuy nhiên, t́nh trạng bất ổn hiện nay là không thể chấp nhận được và Pháp vẫn công nhận nền độc lập của Palestine mà không cần thông qua kết quả đàm phán nếu ṿng đàm phán cuối cùng lại thất bại.
Ông khẳng định khung thời gian hai năm để tái khởi động và kết thúc đàm phán, và cho biết Paris đang làm việc về một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm thiết lập những điều khoản này.
Ông cũng bổ sung thêm: "Nếu những nỗ lực cuối cùng để đạt được một giải pháp thương lượng không thành th́ Pháp sẽ phải làm những ǵ cần làm, đó là nhanh chóng công nhận một nhà nước Palestine độc lập”.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào khoảng 16 giờ (theo khung giờ Quốc tế GMT) đă gia tăng áp lực chính trị và khiến chính quyền Pháp chủ động hơn về vấn đề này. Một cuộc thăm ḍ gần đây cho thấy hơn 60% người Pháp ủng hộ việc thông qua một nhà nước Palestine độc lập.
Nội dung thực hiện thông qua tham khảo nguồn tin Al Arabiya, kênh tin tức phát sóng trên kênh truyền h́nh Ả Rập, với nội dung bao quát các vấn đề liên quan đến thời sự, kinh doanh, thị trường tài chính và thể thao. Ra mắt vào ngày 03 tháng 3 năm 2003, kênh tin tức này có trụ sở tại Dubai Media City và Tiểu vương quốc Ả rập, phần lớn thuộc sở hữu của Trung tâm phát thanh truyền h́nh Trung Đông (MBC).
Phương Lâm (lược dịch)