(CATP) Những người Hồi giáo ở Mỹ khác với châu Âu cả về số lượng và lai lịch. Điều tra cho thấy người Hồi giáo ở Mỹ chiếm khoảng 1% dân số, so với 4,5% ở Anh và 5% ở Đức đồng thời không chịu sự thống trị bởi một sắc tộc hay giáo phái đơn lẻ nào. Khi Trung tâm nghiên cứu Pew thử làm phép tính vào năm 2011 đă phát hiện có những người Hồi giáo thuộc 77 quốc gia đang sống ở Mỹ. Ngược lại, tại phần lớn quốc gia Tây Âu chỉ có một hoặc hai nhóm thống trị, chẳng hạn như người Algeria ở Pháp, người Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan. Những vấn đề này do t́nh trạng lộn xộn của các nhóm ở Mỹ đă gây khó khăn cho lực lượng Hồi giáo nhập cư và con cháu họ khi muốn hướng tới cuộc sống biệt lập.
Một thiếu nữ Hồi giáo ở Mỹ
Đời sống tốt hơn những người cùng đạo ở châu Âu, người Hồi giáo ở Mỹ thu nhập khoảng 100.000 USD hoặc hơn cho mỗi hộ gia đ́nh. Có sự tương phản hoàn toàn giữa nhóm này và một số trong lực lượng nhập cư gần đây đến từ Somalia, là những người có tŕnh độ chuyên môn kém nên thu nhập cũng thấp hơn. Sự phân biệt này, nếu có, khiến những người Hồi giáo ở Mỹ nói chung giống người bản xứ hơn.
Điều đáng tiếc là một số người Hồi giáo ở Mỹ lại chiến đấu cho một phía khác. Năm 2009, Nidal Hasan - chuyên gia tâm thần học của quân đội nước này - đă bắn 13 người tại một căn cứ quân sự ở Texas do bị Anwar al-Awlaki, một tay truyền giáo cho Al-Qaeda ở Mỹ đă bị tiêu diệt trong cuộc không kích ở Yemen năm 2011, xúi giục. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ đă gia tăng nghiên cứu về kế hoạch du lịch của những người thể hiện sự ủng hộ với những tay Islamist nước ngoài và sẽ giám sát những người Hồi giáo trở về từ Iraq lẫn Syria.
Nhưng đó là vấn đề không đơn giản. Douglas McCain, một người Mỹ gốc Phi 33 tuổi, cải sang đạo Hồi nằm 2004 bị giết khi chiến đấu ở Syria. Trước đó McCain tới khu vực có chiến tranh qua lối Thổ Nhĩ Kỳ. Moner Abusalha, kẻ lái xe bom đâm vào một nhà hàng ở Syria vào tháng 5 từng tới Jordan, trở lại Florida sau đó lao vào đánh bom tự sát.
Hàng chục năm qua, FBI và các cơ quan khác vẫn tiếp tục theo dơi những đền thờ Hồi giáo với hy vọng nhận biết sớm được âm mưu khủng bố, đồng thời qua cái chết của McCain và Abusalha cho thấy người ta vẫn chưa t́m được đầu mối cho cuộc hành tŕnh từ một thanh niên mê môn bóng rổ bỗng chốc biến thành tên khủng bố khát máu.
VĂN KHANH (Economist)