Ác cảm chung với các tổ chức quốc tế do Mỹ dẫn đầu đang lái Moscow và Bắc Kinh theo đuổi các mối quan hệ quân sự và chính trị sâu sắc hơn.
|
Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn. |
The Moscow Times ngày 1/12 b́nh luận, quan hệ quân sự Nga - Trung đă tăng trưởng đáng kể trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine bùng phát đă đẩy 2 thế lực Đông - Tây vào chỗ đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh. Trong tháng 10, Moscow đă nhấn mạnh điểm này khi Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu thăm Bắc Kinh 1 tuần.
Shoigu tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc sẽ mở rộng hợp tác hải quân song phương, đặc biệt là ở Địa Trung Hải và hâu Á - Thái B́nh Dương, một động thái nhằm vào Mỹ và đồng minh ở châu Á vốn có "truyền thống tuần tra" trong các vùng biển khu vực này. Đây được xem như nỗ lực của Nga chống lại các đ̣n trừng phạt kinh tế và cô lập chính trị của phương Tây.
Quan trọng không kém là sự mở rộng của hợp tác Trung - Nga trong lĩnh vực công nghiệp quân sự. Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của vũ khí Nga với chi phí 1 tỉ USD mỗi năm. Vasily Kashin, một chuyên gia về quan hệ quân sự Trung - Nga từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nói rằng hợp tác công nghiệp quân sự song phương đă giảm giữa những năm 2000, nhưng bắt đầu tăng trưởng trở lại từ 2010.
Cả hai bên đang ngày càng mở rộng hoạt động mua bán phần cứng quân sự. Trung Quốc và Nga đă đàm phán về việc mua bán hệ thống tên lửa tiên tiến S-400 của Moscow cho Bắc Kinh. Tương tự, Trung Quốc đang t́m cách đàm phán để bán linh kiện điện tử sử dụng trong máy bay và tàu vũ trụ của ḿnh cho Nga.
Trong nhiều năm mối quan hệ quân sự Trung - Nga đă chỉ hoàn toàn tập trung vào việc mua bán vũ khí, nhưng từ năm 2005 hai nước bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận chung hàng năm. Ngày nay Nga và Trung Quốc chia sẻ lợi ích quan trọng trong việc duy tŕ sự ổn định ở Trung Á và ngăn chặn Mỹ bá chủ ở những khu vực cả hai có ảnh hưởng.
Trong sự trỗi dậy của làn sóng Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Nga và Trung Quốc sợ rằng các lực lượng an ninh Afghanistan không thể đủ năng lực giữ ǵn ổn định, xung đột tiếp theo có thể tràn qua biên giới nước này ảnh hưởng đến lợi ích của 2 nước. Nhưng theo Kashin, quan hệ hợp tác quân sự Nga - Trung bây giờ mạnh hơn bao giờ hết bởi nó được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Hợp tác quân sự song phương đă bao gồm các cuộc diễn tập chung quy mô lớn, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, tham vấn thường xuyên và trao đổi thông tin. Tất cả các hoạt động này được mở rộng", Kashin nói với The Moscow Times. Ác cảm chung với các tổ chức quốc tế do Mỹ dẫn đầu đang lái Moscow và Bắc Kinh theo đuổi các mối quan hệ quân sự và chính trị sâu sắc hơn khi chúng liên quan đến yêu sách của nhau về "hoàn thành chủ quyền quốc gia" và tăng cường ảnh hưởng quốc tế.
Kashin thừa nhận Nga và Trung Quốc cạnh tranh nhau trong thị trường vũ khí và năng lượng quốc tế, đặc biệt là ở Trung Á. Nhưng 2 nước này có các cơ chế thường trực điều phối chính sách của họ về các vấn đề quốc tế lớn và thường đứng cùng nhau. Mặc dù 2 nước đều tránh nói chuyện liên minh, nhưng trong thực tế quan hệ Trung - Nga gần như là đồng minh.
GDVN