Âm mưu hạ uy tín Tổng thống Nga Putin của phương Tây, là lấy cớ Nga can thiệp vào Ukraine để cấm vận kinh tế, khiến cuộc sống dân Nga khốn đốn, từ đó họ giảm hoặc không c̣n tín nhiệm vị lănh đạo 62 tuổi Vladimir Putin.
Uy tín ông Putin tăng từ sau lần Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3.2014, dẫn đến việc phe ly khai miền đông Ukraine cũng muốn sáp nhập vào Nga, bất chấp sự ngăn trở của chính quyền Kiev sau khi lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych hồi tháng 2.
Mức tín nhiệm ông Putin tăng từ 53% lên 80% và cho đến nay không có dấu hiệu giảm xuống. Nhưng điều ǵ xảy ra cho uy tín ông Putin, một khi kinh tế Nga rơi vào suy thoái? Đây là một câu hỏi nhạy cảm cần xem xét, v́ có nhiều chỉ dấu nền kinh tế này bắt đầu suy giảm từ cách đây 2 năm.
Hiện có các dấu hiệu sự suy thoái trầm trọng hơn có thể đến với Nga: giá dầu giảm mạnh, đồng rúp mất giá, lạm phát cao, nguồn vốn đầu tư vào Nga đang bị nước ngoài rút ra nhiều. Bên cạnh đó là lệnh cấm vận kinh tế - tài chính Nga của phương Tây và việc chính quyền Nga quyết tâm đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống người dân.
Tất cả những yếu tố trên nằm trong bối cảnh một nền kinh tế suy thoái do quá lệ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí.
Ngân sách quốc gia của Nga cho các năm 2015-2017 dựa trên mức giá dầu đứng ở giá 100 USD thùng. Nhưng 5 tháng qua, giá dầu trên thị trường quốc tế rớt xuống c̣n 40 USD/thùng.
Khả năng giá dầu c̣n giảm nữa, khi 12 nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 27.11 quyết định vẫn giữ sản lượng trần 30 triệu thùng/ngày, khiến giá dầu thô Brent rớt mạnh so với giá chuẩn 75 USD/thùng.
Tuần trước, Tổng thống Putin cũng trấn an tập đoàn dầu khí Total (Pháp) rằng ông hy vọng giá dầu sẽ ổn định từ giữa năm 2015, sau khi đă hết mùa đông 2014.
Ngày 28.11, ông Igor Sechin, chủ tịch tập đoàn dầu khí Rosneft (lớn nhất Nga) nói giá dầu có thể rớt xuống dước mức 60 USD trong nửa đầu năm 2015. Ông cũng nói có thể Nga giảm sản lượng từ 200.000-300.000 thùng/ngày nếu giá dầu vẫn ở mức thấp.
Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói năm 2015, Nga vẫn duy tŕ sản lượng dầu thô bằng năm 2014, tức khoảng từ 525-526 triệu tấn.
Cũng cùng ngày Bộ trưởng phát triển kinh tế Nga Alexey Ulyukaev nói giá dầu thấp sẽ không làm sập nền kinh tế Nga, v́ dự toán giá dầu chuẩn cho ngân sách năm 2015 đă giảm từ 100 USD/thùng xuống c̣n 80 USD/thùng.
Trên thực tế, mức giá 80 USD/thùng vẫn tương đối cao, so với năm 1998 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á khiến giá là 18 USD/thùng, hoặc đầu những năm 2000, giá dầu đứng ở mức 30-40/USD/thùng.
Nước ngoài rút vốn đầu tư khỏi Nga
Giá dầu giảm mạnh cũng “giết” đồng rúp Nga. Đồng tiền này đang có giá trị mua - bán ở mức thấp nhất so với đồng USD (49,35 rúp đổi 1 USD).
Các nhà phân tích ở hăng tin Bloomberg nói có 75% nguy cơ kinh tế Nga sẽ trượt vào suy thoái trong 12 năm tới. Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Ulyukaev cũng nói có thể sẽ phải xem xét lại kế hoạch ngân sách Nga 2015-2017, điều có nghĩa sẽ phải cắt giảm những khoản chi cho xă hội và quân sự.
Dầu thô xuất khẩu chiếm một nửa ngân sách quốc gia Nga và từ nhiều năm nay, chính phủ Nga hầu như không đề cập chuyện đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ, chỉ trông vào dầu thô Ural (sản phẩm xuất khẩu chính của Nga), thường có giá thấp hơn dầu Brent.
Quyết định của OPEC có nghĩa các nước xuất khẩu với chi phí cao như Iraq, Iran Venezuela và Nga mất một nguồn thu ngoại tệ rất lớn. Riêng Nga được ước tính mất 140 tỉ USD/năm nếu mức giá vẫn dưới 80 USD/thùng.
Việc mất nguồn thu lớn sẽ ngăn chính phủ Nga không thể thực hiện các lời hứa phục vụ lợi ích của nhân dân.
Đây là một ví dụ: theo thăm ḍ lớn của Viện xă hội Nga hồi tháng 5.2014, đa số dân trung lưu Nga là công chức. Nguồn ủng hộ ông Putin thường là giai cấp thấp hơn. Nhưng ông Putin phải lo giai cấp trung lưu trí thức. Để làm họ hài ḷng, nhà nước phải trả lương cao và cho họ nhiều lợi ích.
Một khi chính phủ không c̣n có thể cung cấp những quyền lợi này - giá dầu rớt góp phần - th́ nhóm trung lưu ấy sẽ không c̣n ủng hộ ông nữa.
Mỹ và phương Tây sẽ kích động nhóm này, hoặc kích động chủ nghĩa dân tộc. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng theo thăm ḍ năm 2013 của Trung tâm Levada, đa số người Nga ủng hộ ư tưởng “Nước Nga là của người Nga” và sẽ trục xuất những lao động nhập cư.
Tổng thống Putin được ḷng dân Nga
Mức lạm phát của Nga hiện khoảng 8% (cao nhất kể từ năm 2011) và tăng nhanh nhất trong 3 năm qua, theo Bloomberg. Tỉ lệ lạm phát ấy phản ánh ở giá sinh hoạt, mà giá của một số lương thực cơ bản ở Nga đă tăng 30%, do đồng rúp mất giá nghiêm trọng.
Theo một thăm ḍ của Trung tâm nghiên cứu dư luận Nga hồi tháng 7.2014, có 59% người Nga nói nỗi bận tâm số 1 của Nga là lạm phát cao ở Nga. Những người từng trải qua nạn lạm phát cao sau khi Liên Xô sụp đổ đều không muốn sống với điều đó thêm một lần nữa.
Vốn đầu tư nước ngoài th́ đang ồ ạt thoát khỏi Nga. Theo số liệu thống kê chính thức của Nga, trong nửa đầu năm 2014, đă có 75 tỉ USD rời Nga, dù con số thật có thể cao hơn. Ngày 8.6, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Khoảng 100-200 tỉ USD tiền vốn đă bay khỏi Nga”.
Đồng rúp Nga mất giá mạnh
Theo Forbes, số người Nga rời bỏ tổ quốc trong 2 năm qua cũng tăng khoảng 500% so với năm 2010 và 2011. Cũng có thể cao hơn. Việc mất vốn và người này xảy ra trước vụ khủng hoảng Ukraine, nhưng cuộc khủng hoảng này càng làm vấn nạn này trầm trọng thêm.
Cuộc trừng phạt của phương Tây sẽ càng làm t́nh h́nh nghiêm trọng hơn nữa, bằng cách làm giảm ḷng tin của nhà đầu tư. Nga c̣n chi khoản tiền hỗ trợ Đông Ukraine nếu sáp nhập vùng này, trong khi phải tiếp tục trả lương cao cho công chức và chi quân sự để giữ người ủng hộ.
Điều có nghĩa các chủ trương không nhằm vào kinh tế, từ đó sẽ càng kéo nền kinh tế đi xuống nữa.
Đó là những âm mưu hạ uy tín Tổng thống Nga Putin, mà phương Tây muốn kích động chính người Nga giảm tín nhiệm ông Putin.
Mai Hà (theo Forbes, Bloomberg)
MTG